Cụ thể, trên địa bàn phường 8 (22 con), phường 5 (68 con), chủ yếu là heo rừng. Hiện đơn vị đã tiến hành tiêu hủy hết tất cả số heo bị nhiễm dịch tả. Ông Tùng nói thêm, nơi phát hiện bị nhiễm dịch tả heo châu Phi tương đối nhỏ, vùng có ít dân cư và có đất xử lý, nên vẫn còn trong tầm kiểm soát.
Theo ông Tùng, việc người chăn nuôi cho heo ăn thức ăn thừa, đa phần không được nấu chính, không được kiểm tra vệ sinh trước khi đưa vào chuồng trại là một nguyên nhân dẫn đến đàn heo bị nhiễm dịch tả heo châu Phi.
Cùng ngày, Sở NN - PTNT, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch tả heo châu Phi tỉnh Vĩnh Long đã họp triển khai khẩn cấp công tác phòng chống dịch bệnh tả heo châu Phi.
Tại cuộc họp, ông Trần Hoàng Tựu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã chỉ đạo các ngành chức năng cần khẩn trương tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó tại các địa phương, từ huyện đến cấp xã; phối hợp hướng dẫn việc chôn lấp, tiêu hủy heo, sản phẩm thịt heo dương tính với bệnh dịch, kịp thời xử lý các trường hợp ô nhiễm sau khi chôn lấp; tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, mua bán heo, sản phẩm thịt heo không rõ nguồn gốc trên thị trường; thành lập các chốt kiểm dịch tại các cửa ngõ ra vào vùng dịch; khuyến cáo người tiêu dùng bình tĩnh, không tẩy chay thịt heo để hạn chế tối đa thiệt hại cho người chăn nuôi heo.
Các tin, bài viết khác
-
Độc đáo lễ hội nông sản lớn nhất Bình Định
-
Hoài Ân – Bình Định: Tìm hướng đi bền vững cho nông sản
-
Vận động nông dân xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ
-
Điều chỉnh dự án chăn nuôi bò ngàn tỷ ở Hà Tĩnh
-
Đa dạng công nghệ chế biến, bảo quản nông sản
-
Những “ông vua” cây ăn quả ở Hoài Ân, Bình Định
-
Tìm cách giữ vùng mía nguyên liệu
-
Nông dân trồng lan và cây kiểng gặp gỡ trong Hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu TPHCM
-
Nhọc nhằn tìm vị thế gạo Việt
-
Ngày 29-5, Thủ tướng sẽ đối thoại với nông dân