Vụ nạo vét hơn 2,2 triệu m³ cát ở cửa Nhật Lệ: Cần nghiên cứu thỏa đáng tác động xói lở

Vụ nạo vét hơn 2,2 triệu m³ cát ở cửa Nhật Lệ: Cần nghiên cứu thỏa đáng tác động xói lở

(SGGP).- Trước việc Cục đường thủy nội địa Việt Nam có hợp đồng đưa khỏi cửa Nhật Lệ hơn 2,2 triệu m³ cát với công ty Hoàng Kim Việt, ngày 22-10, ông Nguyễn Ngọc Giai, nguyên Chi cục trưởng Chi cục phòng chống bão lụt Quảng Bình cho biết cần có nghiên cứu khoa học thật kỹ lưỡng tác động xói lở sau khi nạo vét cửa Nhật Lệ.

 

Tàu 70.000 tấn đỗ trong vùng gần bờ, chứng tỏ bờ biển ở cửa Nhật Lệ không quá cạn như báo cáo của công ty Hoàng Kim Việt

Ông Giai nhấn mạnh: “Sông Việt Nam chảy hướng Tây Bắc-Đông Nam, sông Nhật Lệ chảy rất kỳ lạ, theo hướng Tây Nam-Đông Bắc nên không thể lấy một mô hình chung để áp dụng lên tất cả, đặc biệt áp dụng vào cửa sông Nhật Lệ. Các chuyên gia nghiên cứu thì cát dịch chuyển ở vùng cửa Nhật Lệ do dòng chảy ven bờ, có mùa thì dòng chảy từ phía Bắc vào, có mùa chảy từ phía Nam ra và thêm cát thượng lưu từ lũ đưa về và do triều lên triều xuống đưa đến chứ không có chất gì tự sinh ra cát cả. Tổ hợp đó, tạo ra việc di chuyển cát. Nếu việc di chuyển cát đó bổ sung cho nhau một cách phù hợp, thì nó cân bằng, không sinh xói lở, không sinh ra bồi lấp. Một trong các yêu tố đó mất cân đối, thì sẽ sinh bồi hoặc sinh xói. Ở sông Nhật Lệ không có quy luật xói lở nhất định mà theo từng chu kỳ, có chu kỳ lở, có khi có chu kỳ bồi”.

Từ đó, ông Giai đề xuất, ở cửa Nhật Lệ cần có giải pháp chống xói lở và tạo bồi toàn diện. Không thể đơn thương thông dòng. Lấy đi hơn 2,2 triệu khối cát để nạo vét,  nếu sau đó gây sạt lở thì sẽ tốn kém hơn là nạo vét.

Minh Phong

>> Quảng Bình: Nạo vét hơn 2,2 triệu m³ cát tại cửa sông Nhật Lệ khiến dân lo lắng  

Tin cùng chuyên mục