Vừa qua tết, chộn rộn thu mua quất "xác"

Không phải đến tết nghề trồng quất cảnh Hội An mới chộn rộn, mà từ sau mùng 10 tháng Giêng các chủ vườn nơi đây đã tất bật với công việc chăm bón chuẩn bị cho một vụ mùa quất kế tiếp.
Vừa qua tết, chộn rộn thu mua quất "xác" ảnh 1
Vừa qua tết, chộn rộn thu mua quất "xác" ảnh 2 Xe chở "xác" cây quất từ khắp nơi đến bán cho các chủ vườn. Ảnh: NGỌC PHÚC
Tại xã Cẩm Hà, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam nơi được mệnh danh là "thủ phủ quất miền Trung", những ngày này dọc hai bên đường Nguyễn Tất Thành và các đường nhánh thôn Bầu Ốc, Bến Trễ…lúc nào cũng nhộn nhịp xe ra vào chở quất “xác” từ khắp nơi về.
Còn tại các vườn người dân cũng tất bật với việc tỉa bấm cành, bấm quả, vô đất, vô phân cho kịp thời gian cây sinh trưởng ra hoa, quả.
Vừa qua tết, chộn rộn thu mua quất "xác" ảnh 3 Quất chỉ được thu mua trong tháng Giêng, nếu sang tháng 2 thì các chủ vườn sẽ không mua nữa vì cây mất sức. Ảnh: NGỌC PHÚC

Quất mua về được cắt trụi lá, quả chỉ còn trơ lại thân cành. Sau đó, sẽ được xối nước rửa rể và thân cho sạch nấm mốc trước khi vô phân đất mới.

So với quất giống giâm ngoài đất, việc tận dụng quất “xác” sẽ giúp tiết giảm chi phí khoảng 30% nhưng ngược lại chất lượng cây cũng như năng suất quả kém hơn vì cây đã bị thoái hóa.

Vừa qua tết, chộn rộn thu mua quất "xác" ảnh 4
Vừa qua tết, chộn rộn thu mua quất "xác" ảnh 5 Tại các vườn người dân cũng tất bật với việc tỉa bấm cành, bấm quả, vô đất, vô phân cho kịp thời gian cây sinh trưởng ra hoa, quả. Ảnh: NGỌC PHÚC

Khu vực Cẩm Hà có rất nhiều hộ dân trồng và bán quất giống, hầu hết đều tận dụng lại nguồn quất xác.

Với 5 năm kinh nghiệm trồng quất, ông Nguyễn Phòng, thôn Bầu Ốc, xã Cẩm Hà, TP Hội An thừa nhận, việc mua quất "xác" cũng có những rủi ro do chất lượng cây, trái không đều. Hơn nữa, quất chỉ được thu mua trong tháng Giêng, nếu sang tháng 2 thì các chủ vườn sẽ không mua nữa vì cây mất sức không chăm được. 

Năm nay, vườn ông thu mua khoảng 200 chậu về chăm bón lại, cộng thêm khoảng 200 cây giống trong vườn là đủ cho hộ gia đình ông chăm sóc. Ông Phòng cho rằng, nếu không có kinh nghiệm, khó thể đảm bảo cây cho năng suất đạt yêu cầu, nhất là trong việc phòng trừ sâu bệnh.

Vừa qua tết, chộn rộn thu mua quất "xác" ảnh 6 Công đoạn rửa cây và rễ. Ảnh: NGỌC PHÚC

“Việc trồng cây quất mất nhiều công sức, sự tỉ mỉ nhưng bù lại thu lời cao hơn, bình quân trừ chi phí lời khoảng 50%, nhưng không phải ai cũng thành công vì phụ thuộc vào kinh nghiệm, thời tiết, cách chăm sóc”, ông Phòng nói. Năm vừa rồi gia đình ông cũng thu mua khoảng 150 xác cây quất về trồng và cuối năm thu được khoảng 70 triệu đồng.

Vừa qua tết, chộn rộn thu mua quất "xác" ảnh 7 Ngoài thu mua quất xác, ông cũng nhận chăm sóc quất người dân lưu gửi lại sau khi chơi xong tết với chi phí từ 1- 3 triệu đồng tùy kích thước cây. Ảnh: NGỌC PHÚC

Xã Cẩm Hà và phường Thanh Hà được xem là “thủ phủ” quất của miền Trung. Cây quất nơi đây không chỉ nổi tiếng về số lượng mà còn được biết đến với những cây quất có thế đẹp, tuổi đời nhiều năm.

Riêng tại Cẩm Hà, hiện người dân 6/7 thôn của xã tham gia trồng quất, tổng diện tích gần 65ha (trong tổng số hơn 222 ha đất nông nghiệp của xã), mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 65.000 chậu quất cảnh.

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Mô hình trồng sen kết hợp nuôi cá của nông dân Hậu Giang

“Thuận thiên” tạo sinh kế cho người dân miền Tây - Bài 1: Để xâm nhập mặn không còn là nỗi ám ảnh

LTS: Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) được ban hành ngày 17-11-2017 với tinh thần chủ đạo: chú trọng bảo vệ, tôn tạo và phát triển nền tảng văn hóa - xã hội và hệ sinh thái tự nhiên; lấy con người làm trung tâm; chuyển đổi mô hình sinh kế tại các tiểu vùng theo hướng chủ động thích ứng với BĐKH…

Thị trường

Tiếp cận vốn ngoại thành công, Masan nhận giải ngân 375 triệu USD

Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HOSE: MSN, “Masan” hoặc “Công ty”), hôm nay 30-3, công bố giải ngân thành công đợt đầu với giá trị 375 triệu USD, thuộc phần bảo lãnh của khoản vay hợp vốn trị giá 650 triệu USD được ký vào tháng 2-2023 (“Khoản vay hợp vốn năm 2023”).

Ngân hàng - Chứng khoán

Tiếp tục giảm lãi suất và giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, thông điệp của NHNN là giảm lãi suất. Mặc dù hiện nay nhiều nước trên thế giới vẫn tăng lãi suất, nhưng NHNN Việt Nam vẫn giảm lãi suất để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Vốn trong nền kinh tế hiện nay đang thừa nên ngân hàng khuyến khích cho vay. Sắp tới NHNN sẽ điều hành giảm lãi suất thêm một lần nữa.

Thông tin kinh tế

Lienvietpostbank: Nhìn lại 15 năm mở rộng quy mô, lợi nhuận tăng trưởng đột phá

Lienvietpostbank: Nhìn lại 15 năm mở rộng quy mô, lợi nhuận tăng trưởng đột phá infographic

Sau 15 năm thành lập và phát triển, tổng tài sản của Lienvietpostbank đã vượt 327.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế tăng gấp 10 lần và đạt 5.690 tỷ đồng trong năm 2022. Với mạng lưới điểm giao dịch lớn bậc nhất hệ thống, Lienvietpostbank đang sở hữu lợi thế khác biệt để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu thị trường.
Lối đi riêng của Lienvietpostbank trong 15 năm

Lối đi riêng của Lienvietpostbank trong 15 năm

Đánh dấu cột mốc 15 năm thành lập và phát triển vào ngày 28-3-2023, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (Lienvietpostbank - mã chứng khoán: LPB) đã nằm trong top các ngân hàng thương mại cổ phần lớn tại Việt Nam với số vốn điều lệ 17.291 tỷ đồng và mạng lưới phủ khắp 63 tỉnh thành trên toàn quốc.
KienlongBank triển khai gói tín dụng 5.000 tỷ đồng

KienlongBank triển khai gói tín dụng 5.000 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) chính thức triển khai các gói tín dụng ưu đãi với quy mô 5.000 tỷ đồng dành cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Theo đó, mức lãi suất ưu đãi của KienlongBank áp dụng giảm lên đến 2%/năm.