WTO có còn quyền lực?

Danh sách ứng cử viên cho chức Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thay thế ông Pascal Lamy, đã được chốt. Nhưng thật ngạc nhiên trong 9 ứng viên đầy tham vọng, không có một ai đến từ các cường quốc kinh tế như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và châu Âu, mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các nước và khu vực này chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu.

Danh sách ứng cử viên cho chức Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thay thế ông Pascal Lamy, đã được chốt. Nhưng thật ngạc nhiên trong 9 ứng viên đầy tham vọng, không có một ai đến từ các cường quốc kinh tế như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và châu Âu, mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các nước và khu vực này chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu.

Việc các ứng cử viên từ các nền kinh tế lớn vắng mặt cho thấy các quốc gia này rõ ràng không còn hào hứng với cơ chế thương mại đa phương rộng khắp toàn cầu nhưng không hiệu quả mà họ đang hướng đến một cơ chế hợp tác thương mại khu vực có lợi hơn. Điều này không chỉ đe dọa vai trò giám sát của WTO mà còn là dấu hiệu của những triển vọng tương lai ảm đạm.

Theo thời gian, WTO đã trở thành một thể chế nơi các nước nhỏ và nghèo dần dần có tiếng nói lớn hơn. Bước chuyển này có vẻ là dấu hiệu được chào đón. Nhưng dường như hệ thống thương mại đa phương đang đối mặt với mối đe dọa khi tự do hóa ngày càng diễn ra tấp nập bên ngoài WTO, thông qua cải cách đơn phương hoặc thông qua các hiệp định thương mại khu vực ngày càng gia tăng.

Trước đây, các hiệp định thương mại khu vực không gây nguy hiểm cho WTO vì không thỏa thuận nào diễn ra giữa các cường quốc kinh tế. Song thực tế này hiện nay đã thay đổi. Mỹ tăng cường triển khai các Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) để tái định hướng thương mại tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương hay nói cách khác là hướng dòng thương mại của châu Á vào Mỹ. Điều này có nghĩa hướng cả cường quốc kinh tế thứ hai châu Á Nhật Bản vào Mỹ. Trước bước đi như một công cụ thương mại phục vụ chính sách đối ngoại của Mỹ, Trung Quốc cũng thúc đẩy một Hiệp định tự do thương mại (FTA) ba bên, gồm Trung Quốc - Hàn Quốc - Nhật Bản nhằm thách thức TPP. Hiện cả khối EU đang tranh thủ đàm phán riêng rẽ với các quốc gia, trong đó có các quốc gia của khối ASEAN. Trong những năm 1980, Mỹ khởi xướng tiến trình này bằng cách đàm phán riêng rẽ với Israel và Canada. Chẳng bao lâu nữa, sẽ có một cuộc tranh giành giữa các nước lớn để đạt được hiệp ước với các đối tác tiềm năng chung... Thương mại đa phương như hiện nay sẽ dần dần trở thành một dấu tích của lịch sử.

Theo Eastasiaforum, WTO, một diễn đàn để thúc đẩy tự do hóa hơn nữa, đã bị xuống cấp bởi sự bế tắc liên tục của vòng đàm phán Doha. Thế giới đã không thể chấm dứt cũng như không thể chôn vùi vòng đàm phán này. Thao túng tiền tệ hiện nay đang trở thành vấn đề gây nhiều bức xúc, nhưng nó lại không nằm trong chương trình nghị sự Doha. Khi đó, quyền lực của một cơ quan chuyên giải quyết tranh chấp thương mại dựa trên các quy định nghiêm ngặt nhất đang bị các hiệp định khu vực qua mặt.

Tiến trình bầu chọn các lãnh đạo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đang bị đặt nghi vấn bởi tồn tại sự thiên vị cho các ứng viên châu Âu và Mỹ. Nhưng mỉa mai thay sự vắng mặt của các cường quốc kinh tế là dấu hiệu cho thấy các cường quốc kinh tế đã từ bỏ trách nhiệm tạo nên một tổ chức thương mại đa phương có hiệu quả.

Hạnh Chi

Tin cùng chuyên mục