
Hiện nay ở 42/63 tỉnh thành cả nước có hơn 11.000 nhà yến được xây dựng, sản lượng ước tính khoảng 100 tấn. Tình hình này cũng giống như Malaysia, từ 900 nhà yến năm 1998 phát triển lên 120.000 nhà yến năm 2018, nhưng tỷ lệ thành công chỉ ở mức 1/3.
Trước đây, việc nuôi yến nhờ vận may đến từ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, còn ngày nay nuôi yến thành công không chỉ dựa vào kiến thức, kỹ thuật mà còn có nhiều yếu tố khác; như chỉ cần trong chuỗi liên kết “gặp vấn đề” là thất bại như Malaysia.
Việc Trung Quốc (thị trường tiêu thụ lớn nhất tổ yến) siết chặt chất lượng, muốn xuất khẩu chính ngạch phải có nghị định thư giữa 2 nước, với yêu cầu nhà yến và cơ sở sơ chế được phía Trung Quốc chấp nhận.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết Việt Nam và Trung Quốc đang trong quá trình đàm phán để ký nghị định thư. Thời gian này, ngành yến Việt Nam, cụ thể là Chi hội Nhà yến Việt Nam và Hiệp hội Yến sào Việt Nam, cần đoàn kết, hợp tác để cùng Bộ NN-PTNT xây dựng cho được chuỗi liên kết cho ngành yến để xuất khẩu tổ yến.
Các tin, bài viết khác
-
Xuất nông, lâm, thủy sản sang Hoa Kỳ tăng 57,3%
-
TPHCM phấn đấu 72% số HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả
-
Khởi công dự án chăn nuôi bò sữa 2.655 tỷ đồng ở ĐBSCL
-
“Bò Tây” ở Ninh Thuận
-
Nông dân Mê Linh nuốt nước mắt, nhổ bỏ hàng trăm tấn củ cải vì không tiêu thụ được
-
Đồng bằng sông Cửu Long: Lo nước ngọt mùa hạn mặn
-
Bà Huỳnh Thị Kim Xuyến giữ chức Phó Chủ tịch Hội Nông dân TPHCM
-
Bưởi Đồng Nai được người dân TPHCM “giải cứu”
-
Sâu đầu đen tấn công vườn dừa ở Bến Tre
-
Chọn con giống tốt giảm thiểu rủi ro từ đơn vị lâu năm