Xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ

Hệ thống này sẽ thu thập, tích hợp dữ liệu báo cáo của các cơ quan hành chính Nhà nước, nhằm tổng hợp, phân tích dữ liệu, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; nhằm bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa đổi mới lề lối phương thức làm việc với ứng dụng CNTT trong công tác phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

 

Ngày 13-3 vừa qua, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Văn phòng Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết 3 tháng vận hành Cổng Dịch vụ công quốc gia, công bố tích hợp thêm 11 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Tại hội nghị, Hệ thống thông tin báo cáo (HTTTBC) Chính phủ cũng đã chính thức được ra mắt. Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam (VNPT) được giao tham gia xây dựng hệ thống quan trọng này.

Xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ ảnh 1 Cổng Dịch vụ công quốc gia do VNPT xây dựng và vận hành đang hoạt động hiệu quả
Tiếp cận chiến lược dẫn dắt công cuộc chuyển đổi số quốc gia, trong thời quan qua, Tập đoàn VNPT đã và đang tham gia thiết lập các hạ tầng số, xây dựng các nền tảng số có phạm vi ứng dụng ở quy mô quốc gia. Việc xây dựng Chính phủ điện tử có vai trò và sự đóng góp rất lớn của các nền tảng, dịch vụ cốt lõi do VNPT phát triển. Là doanh nghiệp được chọn tham gia trực tiếp vào công tác triển khai xây dựng nhiều hệ thống, cơ sở dữ liệu, điều hành quan trọng của quốc gia, trong đó có HTTTBC Chính phủ, Tập đoàn VNPT đã dành nhiều nguồn lực, tập trung đáp ứng các yêu cầu về băng thông kết nối, vấn đề an toàn an ninh mạng và coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Thủ tướng Chính phủ giao cho. HTTTBC Chính phủ khi hoạt động sẽ thu thập, tích hợp dữ liệu báo cáo của các cơ quan hành chính Nhà nước, nhằm tổng hợp, phân tích dữ liệu, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Hệ thống nhằm bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa đổi mới lề lối phương thức làm việc với ứng dụng CNTT trong công tác phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời tăng cường công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính Nhà nước trong việc cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, HTTTBC Chính phủ giúp nâng cao năng lực tham mưu tổng hợp của Văn phòng Chính phủ trong công tác phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Mục tiêu đặt ra của HTTTBC Chính phủ nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong công tác tham mưu, tổng hợp, báo cáo; góp phần chuyển đổi phương thức chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu số được tổng hợp, phân tích theo thời gian thực, hiển thị trực quan thông qua các hệ thống thông tin, bảng hiển thị.

Theo kế hoạch, trong năm 2020 sẽ kết nối HTTTBC Chính phủ với 100% các hệ thống báo cáo của các bộ, ngành, địa phương hoặc hệ thống thông tin chuyên ngành có khả năng trích xuất số liệu báo cáo để hình thành HTTTBC quốc gia. Đến năm 2025, mục tiêu có 100% báo cáo định kỳ do bộ, ngành, địa phương báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (không bao gồm nội dung mật), 100% báo cáo trong Bộ chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ, báo cáo thống kê về kinh tế-xã hội được gửi, nhận qua HTTTBC Chính phủ...

Tính toán của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (thuộc Văn phòng Chính phủ) cho thấy, nếu điện tử hóa tất cả các báo cáo này và kết nối với HTTTBC Chính phủ, thì sẽ tiết kiệm được cho ngân sách Nhà nước khoảng 460 tỷ đồng/năm. Giả sử một báo cáo quy định đối với địa phương thực hiện từ cấp xã đến cấp huyện, lên cấp tỉnh; đối với các bộ, cơ quan ngang bộ tổng hợp báo cáo từ các đơn vị trực thuộc và đơn vị ngành dọc gửi bộ, cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao để tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng… Nếu điện tử hóa, hệ thống tổng hợp, thì người có trách nhiệm của mỗi cấp báo cáo chỉ xem và bấm duyệt, gửi báo cáo, mà không phải tổng hợp. Vì thế, thời gian tiết kiệm được cho bước tổng hợp ước tính là 6/10 ngày, số ngày công tiết kiệm được là 4.752 ngày công/năm. Hiện nay, có 9 bộ, cơ quan đã kết nối với HTTTBC Chính phủ. Cục Kiểm soát tục hành chính cùng các đơn vị liên quan đang tiếp tục kết nối với các bộ, ngành, địa phương khác triển khai kết nối với hệ thống thông tin dữ liệu chuyên ngành.

Tin cùng chuyên mục