Xuất khẩu hồ tiêu: Dẫn dắt nhưng không “dẫn” giá

Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu ở vị trí dẫn đầu thế giới của Việt Nam như hạt điều, cà phê, gạo… thì hồ tiêu tuy có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất, năm 2012 là 794 triệu USD, nhưng lại có nhiều lợi thế mà những mặt hàng khác không dễ gì có được. Với khoảng 50.000ha, chiếm 2,5% trong tổng số gần 2 triệu ha của 5 loại cây công nghiệp nhưng hồ tiêu lại chiếm trên 8% giá trị xuất khẩu, trong đó giá trị xuất khẩu của hồ tiêu gấp khoảng 4 lần so với cao su, 3,8 lần nhân điều, 2,6 lần cà phê, 6 lần trà.
Xuất khẩu hồ tiêu: Dẫn dắt nhưng không “dẫn” giá

Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu ở vị trí dẫn đầu thế giới của Việt Nam như hạt điều, cà phê, gạo… thì hồ tiêu tuy có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất, năm 2012 là 794 triệu USD, nhưng lại có nhiều lợi thế mà những mặt hàng khác không dễ gì có được. Với khoảng 50.000ha, chiếm 2,5% trong tổng số gần 2 triệu ha của 5 loại cây công nghiệp nhưng hồ tiêu lại chiếm trên 8% giá trị xuất khẩu, trong đó giá trị xuất khẩu của hồ tiêu gấp khoảng 4 lần so với cao su, 3,8 lần nhân điều, 2,6 lần cà phê, 6 lần trà.

Đã biết điều tiết

Hồ tiêu Việt Nam có những bước đi căn cơ và sớm hơn những ngành hàng nông sản khác khi người nông dân trồng hồ tiêu đã vượt qua ngưỡng tâm lý: giá cao thì giữ hàng nhưng giá giảm lại bán ra ồ ạt nên thường bị nhà nhập khẩu ép giá. Khoảng 6 năm nay, hồ tiêu Việt Nam ngày càng thể hiện vai trò dẫn dắt thị trường thế giới về giá nên giá hầu như đi lên. Năm 2007, nông dân bán khoảng 30.000 đồng/kg, đến 2008 là 50.000 đồng/kg, sau đó 80.000 đồng/kg và 2 năm nay dao động mức 120.000 đồng/kg.

Theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), điều đáng nói là “quy luật” giá cả lên xuống theo chu kỳ vài năm của hồ tiêu gần như đã bị phá vỡ khi chính nông dân là người tạm trữ và điều tiết bán ra. Tuy vậy, chưa thể chủ quan và thỏa mãn với những kết quả đạt được. Dù dẫn dắt thị trường thế giới nhưng có một thực tế khác, giá hồ tiêu Việt Nam vẫn luôn thấp hơn giá của Ấn Độ, Brazil, Malaysia… Năm 2012, giá tiêu đen Việt Nam thấp hơn giá các nước khoảng 295 USD/tấn,

Thu hoạch hồ tiêu

Thu hoạch hồ tiêu

3 tháng đầu năm 2013, khoảng cách này đã hơn 380 USD/tấn. Tiêu trắng Việt Nam năm 2012 bán bình quân 9.299 USD/tấn, thấp hơn giá thế giới 89 USD/tấn nhưng thời gian qua bán với giá 8.742 - 8.874 USD/tấn, thấp hơn từ 450 - 500 USD/tấn. Lý giải về việc này, ông Đỗ Hà Nam cho biết, khác nhau cơ bản là do tiêu xuất khẩu các nước như Ấn Độ, Brazil sản xuất đạt tiêu chuẩn ASTA (khử trùng theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế của Mỹ) nên giá cao hơn, còn Việt Nam vẫn xử lý bằng hơi nước. Vì vậy giá tiêu đạt chuẩn ASTA luôn cao hơn 200 - 300 USD/tấn.

Thêm vài trăm triệu USD xuất khẩu/năm nếu...

Dù có bước đi khá căn cơ nhưng hồ tiêu Việt Nam vẫn chưa thể hoàn toàn thoát ra khỏi thực trạng chung của ngành hàng nông sản xuất khẩu khác của Việt Nam, đó là việc xuất thô vẫn còn chiếm tỷ lệ rất cao. Năm 2012, hơn 85% là mặt hàng tiêu đen xuất khẩu.

Theo ông Đỗ Hà Nam, nếu chế biến sâu thì giá trị gia tăng còn lớn hơn rất nhiều khi xuất khẩu (có thể lên đến hàng trăm triệu USD/năm). Vì vậy, để ngành hồ tiêu có thể đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm và quan trọng hơn người tiêu dùng các nước biết đến hồ tiêu Việt Nam nhiều hơn, khi mà hiện nay dù chiếm hơn 50% sản lượng giao dịch thế giới nhưng ít người biết đó là hồ tiêu Việt Nam  (điều này cũng tương tự như mặt hàng cà phê), VPA đề ra 3 hướng đi mà ngành hồ tiêu cần thực hiện thời gian tới. Đó là, thứ nhất, các doanh nghiệp cần có chiến lược và quyết tâm chuyển dần tỷ lệ xuất khẩu tiêu đen sang xuất khẩu tiêu trắng càng cao bao nhiêu thì giá trị mang về cho đất nước càng nhiều bấy nhiêu. Giá xuất bình quân tiêu trắng năm 2012 là 9.176 USD/tấn so với 6.390 USD/tấn tiêu đen. Chênh lệch giá trị giữa 2 loại tiêu này lên tới 70%. Hướng đi thứ 2 là cần gia tăng sản xuất tiêu ASTA (theo tiêu chuẩn của Mỹ). Giá tiêu đen do xử lý bằng hơi nước thấp hơn tiêu đạt chuẩn ASTA 200 - 300 USD/tấn. 2 nước Malaysia và Indonesia xuất khẩu tiêu ASTA rất mạnh, các DN Việt Nam chưa cạnh tranh được khi ngành hồ tiêu Việt Nam còn non trẻ so với những nước này. Hiện tỷ lệ tiêu ASTA của Việt Nam xuất khẩu sang các nước Âu, Mỹ chỉ khoảng 15%. Vì thế, việc cần làm là VPA cũng như bản thân mỗi doanh nghiệp phải tích cực hơn trong việc xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường để có thể nâng cao xuất khẩu mặt hàng tiêu ASTA có giá trị cao này lên hơn nữa.

Nếu 2 hướng trên có thể thực hiện thời gian trước mắt thì hướng thứ ba, khó khăn hơn nhưng VPA cho rằng, không thể không làm là cần đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng tiêu bột. Không ít doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam chế biến tiêu bột rất thành công. Họ còn nhập khẩu cả tiêu đen các nước vào chế biến tại Việt Nam rồi tái xuất để cung cấp cho nhiều siêu thị trên thế giới.

Theo VPA, đây là điều cần phải có bước chuyển dần để tập trung đầu tư, trong đó việc làm trước hết phải xây dựng cho được thương hiệu và cần nhận thức rằng an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề hết sức quan trọng. Ngành hàng hồ tiêu còn nhiều vấn đề cần giải quyết, nhiều việc phải làm để hồ tiêu trở thành mặt hàng không chỉ dẫn dắt giá bán mà điều quan trọng hơn là nâng cao giá trị sản phẩm hồ tiêu Việt Nam.

Xuất khẩu hồ tiêu: Dẫn dắt nhưng không “dẫn” giá ảnh 2 Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (tỉnh Gia Lai) vừa thành lập Trung tâm kết nối nguyên liệu hồ tiêu nhằm giảm bớt tầng nấc trung gian. Trung tâm này sẽ giúp doanh nghiệp mua bán trực tiếp với nông dân với mục tiêu nông dân bán được giá cao, doanh nghiệp mua được hàng chất lượng. Hiệp hội đã trang bị bộ kiểm mẫu do Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 xác nhận. Nếu thành công, đây sẽ là mô hình không chỉ đảm bảo chất lượng, hạn chế trung gian mà còn có thể giúp truy xuất nguồn gốc hàng hóaXuất khẩu hồ tiêu: Dẫn dắt nhưng không “dẫn” giá ảnh 3

Hoàng Phước Bính; Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê

CÔNG PHIÊN

Tin cùng chuyên mục