Xuất khẩu nông sản tươi luôn cần giấy kiểm dịch thực vật

Chiều 28-9, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu và đề xuất các giải pháp khắc phục giúp cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa có nguồn gốc thực vật ngày càng thuận lợi.

Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), trong 8 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng hơn 57% so với cùng kỳ năm trước, đạt 3,45 tỷ USD và dự báo xuất khẩu rau quả năm 2023 sẽ cán mốc 5 tỷ USD.

Hiện trong công tác kiểm dịch thực vật, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về kiểm dịch thực vật cơ bản được hoàn thiện, hài hòa với thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện sản xuất của Việt Nam.

Các nông sản tươi xuất khẩu cần có giấy kiểm dịch thực vật

Các nông sản tươi xuất khẩu cần có giấy kiểm dịch thực vật

Trước yêu cầu đòi hỏi đẩy mạnh xúc tiến mở cửa thị trường, ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục BVTV cho hay, hiện cục sẽ tiếp tục làm rõ các khâu then chốt trong công tác kiểm dịch thực vật như kiểm tra kiểm dịch hàng hóa xuất khẩu; cấp các loại giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu và tái xuất khẩu; cấp thông báo an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật xuất khẩu cho hàng xuất khẩu; kiểm soát việc xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm; ngăn chặn xuất khẩu các lô hàng không đáp ứng quy định kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu và hỗ trợ làm thủ tục xuất khẩu nhanh chóng cho hàng hóa đủ điều kiện.

Nhiều nước bắt buộc xuất khẩu nông sản phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

Nhiều nước bắt buộc xuất khẩu nông sản phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

Cụ thể, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu cần phải kiểm tra tính hiệu lực của mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, và kiểm tra việc đảm bảo tuân thủ các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận.

Theo thông lệ quốc tế, các rau củ quả tươi cần giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu như thanh long, nhãn, vải, xoài, chôm chôm, vú sữa, chanh, bưởi, măng cụt, dưa hấu, mít, chuối, thạch đen và khoai lang xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Thái Lan... nhằm đảm bảo tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm cũng như truy xuất nguồn gốc.

Đối với công tác kiểm dịch thực vật nhập khẩu cần tuân thủ quy định, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật quá cảnh…

Tin cùng chuyên mục