Công trình cống điều tiết kết hợp âu thuyền tại cửa rạch Nước Lên: Vốn đầu tư trên 400 tỷ đồng

UBND TPHCM vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình cống điều tiết kết hợp âu thuyền tại cửa rạch Nước Lên (dự án thành phần 2 thuộc dự án Tiêu thoát nước và giải quyết ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên - giai đoạn 2) do Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM làm chủ đầu tư. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 406 tỷ đồng, được đầu tư theo hình thức Hợp đồng BT trong thời gian 24 tháng.

UBND TPHCM vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình cống điều tiết kết hợp âu thuyền tại cửa rạch Nước Lên (dự án thành phần 2 thuộc dự án Tiêu thoát nước và giải quyết ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên - giai đoạn 2) do Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM làm chủ đầu tư. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 406 tỷ đồng, được đầu tư theo hình thức Hợp đồng BT trong thời gian 24 tháng.

UBND TPHCM cũng quyết định điều chỉnh tên chủ đầu tư dự án thành phần 1 “Xây dựng kè bờ kênh và hạ tầng kỹ thuật 2 bờ kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên” (thuộc dự án Tiêu thoát nước và giải quyết ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước, giai đoạn 2), dự án đầu tư công trình Tiêu thoát nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên (giai đoạn 1) và dự án thành phần 6B “Xây dựng hệ thống thu gom nước mưa, nước thải và trạm bơm lưu vực Tham Lương - Bến Cát” (thuộc dự án Tiêu thoát nước và giải quyết ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, giai đoạn 2) là Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP.

Ng.Thanh

Dự kiến đầu tư các tuyến đường kết cấu bê tông xi măng

TPHCM dự kiến đầu tư xây dựng một số tuyến đường bằng kết cấu mặt đường bê tông xi măng (BTXM) trên địa bàn thành phố.

Cụ thể, giai đoạn 2012 - 2015, thành phố thực hiện 1.540 tuyến đường và nâng cấp 13 nút giao thông dọc quốc lộ 22, đường chui dưới dạ cầu Bến Cát, 4 nút giao thông Quốc lộ 1A; giai đoạn 2016 - 2020, thực hiện 48 tuyến đường và nâng cấp các đường Lê Đức Thọ, Dương Quảng Hàm, Trần Bình Trọng, Đặng Thúc Vịnh, Phan Văn Hớn, hương lộ 80, Vườn Lài, Tô Ngọc Vân, Hà Duy Phiên; giai đoạn sau năm 2020, thực hiện 5 tuyến đường và nâng cấp tỉnh lộ 7, tỉnh lộ 15.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, hiện tỷ lệ mặt đường BTXM cả nước chỉ chiếm 3,1%. Ưu điểm chính của đường bê tông là có tuổi thọ cao, thích hợp với tình trạng thường xuyên ẩm ướt tại Việt Nam. Tuy nhiên, phí xây dựng, đầu tư trang thiết bị ban đầu cao, khó sửa chữa khi hư hỏng.

UBND TPHCM cũng vừa kiến nghị Bộ GTVT hoàn thiện bộ tiêu chuẩn thiết kế áo đường cứng, quy trình thi công và nghiệm thu kết cấu mặt đường BTXM; hướng dẫn tiêu chí lựa chọn loại kết cấu mặt đường này; thí điểm đầu tư xây dựng các trục đường có thiết kế tải trọng cao; ưu tiên phát triển loại kết cấu mặt đường BTXM cho đường giao thông nông thôn.

Th.Toàn

Tin cùng chuyên mục