Để thu hút làn sóng đầu tư của kiều bào

Nghị quyết 36 đã gây tiếng vang sâu rộng trong đại bộ phận kiều bào
Để thu hút làn sóng đầu tư của kiều bào

Theo ước tính của Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài (VNVNONN) TPHCM, dịp Tết Đinh Hợi 2007, lượng kiều bào về quê ăn Tết tăng khoảng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Ông Nguyễn Chơn Trung, Chủ nhiệm Ủy ban VNVNONN TPHCM đánh giá:

Để thu hút làn sóng đầu tư của kiều bào ảnh 1

Ngày càng nhiều Việt kiều về quê ăn Tết qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất.
Ảnh: Việt Dũng

Năm 2007 sẽ có một làn sóng đầu tư của kiều bào về TPHCM nói riêng, VN nói chung. Việt kiều là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng VN, đây cũng là nguồn lực lớn trên các lĩnh vực, trước hết là huy động chất xám và kinh tế.

Hiện có gần 3 triệu kiều bào sinh sống trên 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trong đó gần 300.000 trí thức đã có đóng góp công sức cho nước sở tại. Nếu chúng ta phát huy đúng mức thì đây sẽ trở thành nguồn lực lớn, là cầu nối quan trọng để thu hút đầu tư của các công ty, tập đoàn nước ngoài vào Việt Nam.

Đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO, chính những doanh nghiệp kiều bào là người hiểu rõ luật pháp các nước và luật pháp quốc tế. Tôi khẳng định người Việt Nam ở nước ngoài không thiếu người tài. Vấn đề là chúng ta đang thiếu chính sách thu hút, sử dụng và phát huy hiệu quả nhất.

- Vậy theo ông điều gì đang cản trở chúng ta trong việc huy động sức mạnh tổng hợp của kiều bào và đâu là giải pháp khắc phục?

- Trong 5 năm (2001-2005), lượng ngoại tệ của kiều bào chuyển về nước đạt gần 16 tỷ USD, riêng 2005 đạt 3,8 tỷ USD.

- Theo bộ KH-ĐT, đến tháng 7-2006, đã có 1.465 dự án của kiều bào đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký gần 5.000 tỷ đồng.

- Tính đến nay, cả nước có 108 dự án đầu tư của kiều bào đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 382 triệu USD.

- Hiện có hơn 300.000 kiều bào có trình độ cử nhân trong đó khoảng 6.000 người có trình độ tiến sĩ, và có ít nhất 120 người đang hoạt động giảng dạy và thành đạt tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới.

Vẫn là cơ chế chính sách. Dù Nghị quyết 36 đã gợi mở rất nhiều nhưng hiện chúng ta vẫn đang sử dụng bộ máy cũ để thực hiện chính sách mới nên chưa tạo chuyển biến mạnh.

Đã 2 năm rồi nhưng các chủ trương của Nghị quyết vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống. Cụ thể: Luật Nhà ở có hiệu lực 1 năm nay với nhiều chính sách về nhà ở đối với kiều bào nhưng đến giờ vẫn chưa có kiều bào nào được mua nhà đất theo tinh thần Luật Nhà ở do thiếu thông tư hướng dẫn của các bộ ngành liên quan.

Chúng ta đang cần một “cú hích” là nhanh chóng thực thi các chủ trương chính sách để mở cửa cho làn sóng đầu tư của kiều bào từ việc đơn giản hóa thủ tục cấp visa, cấp phép đầu tư đến việc đối xử bình đẳng xử so với người trong nước…

- Căn cứ vào đâu để ông đưa ra nhận định năm 2007 sẽ có một làn sóng đầu tư của kiều bào về TPHCM nói riêng và VN nói chung…?

Qua tiếp xúc với các doanh nghiệp kiều bào tôi thấy hầu hết đều rất phấn khởi khi nghe thông tin Việt Nam chính thức gia nhập WTO, chính điều này tạo cho họ sự tự tin để về nước đầu tư.

Riêng đối với TPHCM, để cụ thể hóa Nghị quyết 36, chúng tôi đã đề xuất UBND TP kiến nghị Chính phủ cho phép TP được thí điểm 5 chương trình: 1 dấu 1 cửa để rút ngắn thời gian làm thủ tục đối với kiều bào; cải tiến cơ chế giải quyết chính sách nhà đất đối với kiều bào; cải tiến thủ tục hải quan; xây dựng chính sách thu hút trí thức kiều bào và chính sách về đào tạo.

Đấy là cơ sở để kiều bào tin tưởng vào chính sách của nhà nước ta và mạnh dạn về nước tìm hiểu và đầu tư.

- Xin cảm ơn ông.

CHIẾN DŨNG 

GS-TS NGUYỄN ĐĂNG HƯNG (Việt kiều Bỉ)
Nghị quyết 36 đã gây tiếng vang sâu rộng trong đại bộ phận kiều bào

Nghị quyết 36 đã gây tiếng vang sâu rộng trong đại bộ phận kiều bào và đa số đều đồng tình rằng đây là một trong những chính sách tốt huy động nguồn lực Việt kiều xây dựng đất nước. Lực lượng trí thức kiều bào có thời gian cọ sát với nền khoa học tiên tiến ở các nước phát triển. Nếu họ về góp sức thì chẳng bao lâu đất nước chúng ta phát triển với 2 con số. Tuy nhiên Nghị quyết 36 ra đời đã hơn 2 năm nhưng triển khai còn chậm. Nguyên nhân có thể do cấp dưới chưa nhận thức rõ, triển khai chưa đồng bộ. Một vấn đề là tại sao ta miễn visa cho Nhật Bản, cho các nước Đông Nam Á nhưng lại chưa miễn visa cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài?

Tin cùng chuyên mục