Miền Nam cần 40,6 tỷ kWh điện thương phẩm

Tổng Công ty Điện lực miền Nam cho biết, từ nay đến cuối năm sẽ cung ứng đủ điện phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn. Đồng thời, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ các công trình trọng điểm, chống quá tải; các dự án, công trình sử dụng vốn ngân sách và vốn vay ODA.

(SGGP).- Tổng Công ty Điện lực miền Nam cho biết, từ nay đến cuối năm sẽ cung ứng đủ điện phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn. Đồng thời, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ các công trình trọng điểm, chống quá tải; các dự án, công trình sử dụng vốn ngân sách và vốn vay ODA.

Để đảm bảo cung cấp điện an toàn và liên tục cho những tháng cuối năm, tổng công ty tiếp tục tăng cường công tác tiết kiệm điện, triển khai các công trình cải tạo lưới điện nhằm tăng khả năng cung cấp điện và thường xuyên theo dõi sát tình hình phụ tải, kiểm tra bảo trì lưới điện chuẩn bị cho mùa mưa bão, sẵn sàng các phương án cung cấp đủ điện phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Trong đó phấn đấu đảm bảo cung cấp 40 tỷ 600 triệu kWh điện thương phẩm; tiết kiệm đạt trên 812 triệu kWh (vượt chỉ tiêu EVN giao là 2% sản lượng điện thương phẩm); nâng cao tỷ lệ số hộ dân có điện và số hộ dân nông thôn có điện. Ngoài ra, hoàn thành kế hoạch đầu tư xây dựng với tổng giá trị là 3.726 tỷ đồng.

LẠC PHONG

  • Xuất khẩu điện thoại đạt hơn 8 tỷ USD

(SGGP).- Theo Bộ Công thương, 5 tháng đầu năm 2013, điện thoại đã soán ngôi số 1 của dệt may để trở thành mặt hàng xuất khẩu số 1 ở trong nước với kim ngạch đạt 8,11 tỷ USD, chiếm 16,01% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước, tăng 113,64% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng xuất khẩu điện thoại tháng 5 tiếp tục tăng 39,63% so với tháng 4 đạt mức 2,16 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu sang hầu hết các thị trường đạt mức tăng so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặt hàng điện thoại và linh kiện điện thoại chính thức tham gia vào danh mục thống kê hàng hóa xuất khẩu của Tổng cục Hải quan từ năm 2010. Ngay lần đầu tiên có mặt trong bảng thống kê, mặt hàng này đã lập tức gia nhập vào câu lạc bộ hàng hóa xuất khẩu “tỷ USD” của Việt Nam với tổng giá trị kim ngạch đạt trên 2,3 tỷ USD, đứng thứ 11 trong tổng số 38 nhóm hàng hóa chủ lực. Đến năm 2012, mặt hàng điện thoại đã nhảy vọt lên vị trị thứ 2, với tổng kim ngạch trên 12,7 tỷ USD, chỉ đứng sau dệt may (trên 15 tỷ USD). Nếu xét về tốc độ tăng trưởng thì có lẽ không mặt hàng nào sánh được mức tăng đến hơn 10 tỷ USD chỉ trong vòng 2 năm như điện thoại.

THẢO TIÊN

Tin cùng chuyên mục