Không đầu tư thêm nhà máy chế biến cá tra phi lê ở ĐBSCL

Không đầu tư thêm nhà máy chế biến cá tra phi lê ở ĐBSCL

(SGGP).– Đó là ý kiến của ông Nguyễn Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (Bộ NN-PTNT) tại buổi lấy ý kiến dự thảo “Quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020” tổ chức tại Cần Thơ vào ngày 10-7.

Chế biến cá tra xuất khẩu tại đồng bằng sông Cửu Long.

Chế biến cá tra xuất khẩu tại đồng bằng sông Cửu Long.

Theo dự thảo, mục tiêu đến năm 2020, diện tích cá tra của vùng ĐBSCL là 7.260ha, trong đó Đồng Tháp có diện tích lớn nhất (1.700ha), kế đến là An Giang (1.430ha), Cần Thơ (1.100ha); các tỉnh còn lại từ 300 - 850ha. Theo dự thảo trên, toàn vùng cần khoảng 2,54 tỷ con giống chất lượng. Vùng nuôi phải tập trung, đặc biệt áp dụng tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản tốt theo VietGap hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp.

Tùy vào tín hiệu thị trường và khả năng sản xuất cá tra nguyên liệu; từ đây đến 2020, vùng có thể đầu tư thêm các cơ sở chế biến sản phẩm giá trị gia tăng cá tra với công suất 45.000 tấn/năm, nhưng không đầu tư phát triển thêm cơ sở chế biến sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh; chỉ có thể nâng cấp nhà xưởng, đổi mới dây chuyền, thiết bị đối với các nhà máy hiện có.

BÌNH ĐẠI

Tin cùng chuyên mục