Doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều thách thức khi tham gia FTA

(SGGP).- Tại hội thảo “Lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại tự do (FTA)” do Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam (VAWE), Hiệp hội Nữ doanh nhân Hà Nội (HNEW) phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức tại TPHCM ngày 27-3, nhiều ý kiến cho rằng, năm 2015 sẽ là năm mang dấu ấn quan trọng trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế khi Việt Nam thực sự hội nhập sâu, toàn diện với kinh tế khu vực và thế giới với việc nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đi vào thực thi, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được chính thức thành lập, Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP)…

(SGGP).- Tại hội thảo “Lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại tự do (FTA)” do Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam (VAWE), Hiệp hội Nữ doanh nhân Hà Nội (HNEW) phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức tại TPHCM ngày 27-3, nhiều ý kiến cho rằng, năm 2015 sẽ là năm mang dấu ấn quan trọng trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế khi Việt Nam thực sự hội nhập sâu, toàn diện với kinh tế khu vực và thế giới với việc nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đi vào thực thi, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được chính thức thành lập, Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP)…

Theo Phó Chủ tịch VAWE Hà Thu Thanh, hội nhập không phải là một lựa chọn mà là một thực tế của thị trường mà mọi người, mọi doanh nghiệp (DN) phải đi theo. Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, tham gia AEC và TTP đồng nghĩa với việc thị trường thực sự “phẳng”, không còn các rào cản lớn mang tính pháp lý quốc gia bảo hộ, các DN cùng có cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Hàng hóa, dịch vụ, các dòng vốn sẽ được chuyển dịch tự do; không có biên giới trong thương mại và hàng rào thuế quan, phi thuế quan; các nhà đầu tư được đầu tư vào mọi lĩnh vực; thị trường lao động được tự do chuyển dịch… Theo đó, một số thế mạnh cạnh tranh của Việt Nam như thị trường nhân công rẻ sẽ thay đổi. Trong bối cảnh này, dự kiến sẽ có tác động không nhỏ đối với hoạt động của các DN tại Việt Nam: có thể đem đến nhiều cơ hội mang tính đột phá nhưng cũng kèm theo rất nhiều thách thức mới.

Các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước nêu thực tế: Một số DN có quy mô lớn hoặc các DN có yếu tố nước ngoài đã có thời gian chuẩn bị do có nguồn lực tốt, nắm bắt thị trường ở quy mô trải rộng trên nhiều quốc gia. Hoạt động sản xuất và kinh doanh của các DN này theo sát với những thay đổi của thị trường trong nước và quốc tế, nên ở mức độ nhất định họ hiểu rõ được những tác động và sự ảnh hưởng hội nhập thị trường quốc tế theo từng thời kỳ. Còn các DN trong nước, nhất là các DN khu vực tư nhân, DN có quy mô vừa và nhỏ đến nay nói chung vẫn chưa thực sự nhận thức rõ ràng, đầy đủ về các yêu cầu, tác động thực sự của hội nhập. Vì vậy, họ đang không ở thế chủ động. Nếu không có sự chuẩn bị ngay từ hôm nay thì sẽ có rất nhiều DN bị rơi vào thế “bị dồn đến chân tường”. Nhiều DN của Việt Nam chưa thực sự “khỏe” sau thời gian vừa qua chống chọi với khủng hoảng...

Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng, cộng đồng DN muốn phát triển và phát triển bền vững thì lựa chọn tốt nhất là chủ động và tích cực tham gia vào “sân chơi” toàn cầu, tuân thủ các “luật chơi” quốc tế, đổi mới, sáng tạo, tăng tốc nắm bắt cơ hội, triển khai thực hiện các kế hoạch, chiến lược cần thiết ngay từ bây giờ.

Nhung Nguyễn

Tin cùng chuyên mục