Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân: Phát hiện sụt lún đường, phải xử lý ngay

Ngày 22-10, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân đã chủ trì cuộc họp với các sở, ngành liên quan về tình trạng sụt, lún đường trên địa bàn TPHCM trong thời gian qua.
  • Lún trên đường cao tốc do nền đất yếu

(SGGPO).- Ngày 22-10, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân đã chủ trì cuộc họp với các sở, ngành liên quan về tình trạng sụt, lún đường trên địa bàn TPHCM trong thời gian qua.

Tại cuộc họp, đại diện Sở Giao thông Vận tải báo cáo, 27 sự cố lún sụt mặt đường trong 4 tháng qua ở TPHCM có nguyên nhân khác nhau.

Trong khi đó công tác quản lý còn nhiều bất cập, cụ thể từ khi có Nghị định 23/2009/NĐ-CP của Chính phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật…lực lượng thanh tra giao thông vận tải của TPHCM không có thẩm quyền chế tài đối với các vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng công trình cầu, đường bộ không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, tái lập mặt đường không đảm bảo kết cấu, không thực hiện duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công trình cầu, đường bộ theo trách nhiệm được giao, gây khó khăn rất lớn cho công tác bảo vệ và kiểm tra công trình giao thông của thành phố.

Hơn nữa, bản thân nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật của thành phố đã cũ kỹ, xuống cấp, việc quy hoạch bố trí sắp xếp các vị trí công trình ngầm chưa có nên công tác quản lý hệ thống này càng khó khăn hơn.

Phát biểu chỉ đạo, Chủ tịch Lê Hoàng Quân giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì xây dựng quy chế quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thành phố trong đó xác định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát. Dự kiến cuối tháng 11-2010 UBND TPHCM sẽ xem xét và ban hành quy định này.

Tuy nhiên, trong thời gian trước mắt, Chủ tịch Lê Hoàng Quân yêu cầu, các cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư các dự án trên địa bàn thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật của mình. UBND các quận, huyện cùng chủ đầu tư các dự án, Khu quản lý Giao thông Đô thị phối hợp kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố lún sụt đường, không được đổ trách nhiệm cho nhau.

Nguyễn Khoa

Lún trên đường cao tốc do nền đất yếu

Ngày 22-10, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận cho biết, từ khi được đưa vào khai thác (tháng 2-2010) đến nay, tuyến đường cao tốc TPHCM – Trung Lương đã xuất hiện nhiều điểm bị lún. Trong đó tuyến đường nối Tân Tạo – Chợ Đệm có đến 14 vị trí với chiều dài 4,9km bị lún.

Những điểm lún này tập trung chủ yếu tại các đoạn tiếp giáp giữa các kết cấu cầu, cống có kết cấu móng bằng cọc bê tông cốt thép với nền đường. Chiều dài các đoạn lún từ 230 - 600m và độ lún trung bình từ 10 - 32cm. Bên cạnh đó, trên tuyến cao tốc cũng có 6 đoạn tuyến cũng đang bị lún với chiều dài 1,3km với độ lún trung bình từ 3 - 12,5cm.

Theo Ban Quản lý dự án, nguyên nhân gây lún tại các vị trí trên chủ yếu là do nền đất yếu. Địa chất khu vực luôn bị ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều, mực nước ngầm thay đổi và làm ảnh hưởng đến kết quả quan trắc. Ngoài ra, một số vị trí tuyến đi qua dòng sông mà số liệu địa chất không phát hiện được trong quá trình thiết kế kỹ thuật. Vì thế, trong quá trình thi công một số đoạn thi công không thực hiện đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Theo Ban quản lý dự án Mỹ Thuận, ban quản lý đã chỉ đạo các đơn vị thi công bù lún cho các khu vực bị lún để đảm bảo giao thông. Đồng thời công tác quan trắc theo dõi lún vẫn đang được thực hiện nhằm bù lún triệt để cho nền đường.


 Xây dựng quy trình chuẩn trong thi công nhằm tránh sụt lún

* Lún trên đường cao tốc TPHCM – Trung Lương do nền đất yếu

Ngày 22-10, tại TPHCM, Hội Cầu đường cảng TPHCM phối hợp với Tổ chức JICA (Nhật Bản) tổ chức Hội thảo “Lún nền đường tại các công trình giao thông ở TPHCM và các tỉnh phía Nam”.

Các đại biểu đã nghe hai ông Akira Asaoka và Toshihiro Noda, những chuyên gia cao cấp về cơ học đất, nền móng đến từ Trường Đại học Kỹ thuật Nagoia (Nhật Bản) trình bày về phương pháp đầm nén chậm và cố kết thứ cấp của lớp đất sét tự nhiên - phương pháp đã được áp dụng ở Nhật Bản và hoàn toàn có thể áp dụng thành công tại Việt Nam.

Đại diện Công ty CP Tư vấn Xây dựng Bách Khoa trình bày tham luận về giải pháp gia cố các mố cầu Kỳ Hà I và IV.

Ban quản lý Dự án Mỹ Thuận báo cáo về những kinh nghiệm trong việc xử lý lún nền đất yếu tại dự án đường ô tô cao tốc TPHCM - Trung Lương. Theo đó, từ khi được đưa vào khai thác (tháng 2-2010) đến nay, tuyến đường cao tốc TPHCM – Trung Lương đã xuất hiện nhiều điểm bị lún. Trong đó tuyến đường nối Tân Tạo - Chợ Đệm có đến 14 vị trí (với chiều dài 4,9km) bị lún. Những điểm lún này tập trung chủ yếu tại các đoạn tiếp giáp giữa các kết cấu cầu, cống có kết cấu móng bằng cọc bê tông cốt thép với nền đường. Chiều dài các đoạn lún là 230 - 600m và độ lún trung bình 10 - 32cm. Bên cạnh đó, trên tuyến cao tốc cũng có 6 đoạn đang bị lún với chiều dài 1,3km với độ lún trung bình 3 - 12,5cm.

Theo ban quản lý dự án, nguyên nhân gây lún tại các vị trí trên chủ yếu là do nền đất yếu. Địa chất khu vực luôn bị ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều, mực nước ngầm thay đổi và làm ảnh hưởng đến kết quả quan trắc. Ngoài ra, một số vị trí tuyến đi qua dòng sông mà số liệu địa chất không phát hiện được trong quá trình thiết kế kỹ thuật. Vì thế, trong quá trình thi công một số đoạn thi công không thực hiện đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật.

BQLDA Mỹ Thuận đã chỉ đạo các đơn vị thi công bù lún cho các khu vực bị lún để đảm bảo giao thông. Công tác quan trắc theo dõi lún vẫn đang được thực hiện nhằm bù lún triệt để cho nền đường.

Q.Hùng- Đ.Lý

Thông tin liên quan

>> Sụp lún gây tai nạn ở TPHCM: Lỗ hổng trách nhiệm

>> TPHCM: Thêm hố sâu xuất hiện trên đường 

>> Phát hiện 3 lỗ thủng trên các tuyến đường trung tâm ở TPHCM

Tin cùng chuyên mục