Một thời Bách Việt

Mấy ngày qua, rộ chuyện ông David Dao bị lôi kéo trên máy bay của Mỹ thì mới biết ông này là bác sĩ kiêm nhạc sĩ Đào Duy Anh. Và vì thế bỗng chợt nhớ đến ban nhạc “hổng giống ai” Bách Việt và ông Duy Anh là một thành viên của ban nhạc. Trong quyển Mùa hè năm Petrus xuất bản năm 2012, tôi đã có nhắc đến ông trong đoạn nhỏ như sau: “…Đó là Nguyễn Phước Kiệt - thổi sáo và chơi sanh tiền, Duy Anh chơi đàn bầu và bộ trống…” (trang 289 và 455).

Mấy ngày qua, rộ chuyện ông David Dao bị lôi kéo trên máy bay của Mỹ thì mới biết ông này là bác sĩ kiêm nhạc sĩ Đào Duy Anh. Và vì thế bỗng chợt nhớ đến ban nhạc “hổng giống ai” Bách Việt và ông Duy Anh là một thành viên của ban nhạc. Trong quyển Mùa hè năm Petrus xuất bản năm 2012, tôi đã có nhắc đến ông trong đoạn nhỏ như sau: “…Đó là Nguyễn Phước Kiệt - thổi sáo và chơi sanh tiền, Duy Anh chơi đàn bầu và bộ trống…” (trang 289 và 455).

Học sinh và quốc nhạc

Khoảng cuối thập niên năm 1960, học sinh đệ lục (lớp 7) Trường Trung học Petrus Ký (nay là Trường Lê Hồng Phong) có giờ học môn quốc nhạc với thầy Nguyễn Hữu Ba. Suốt năm học, ngoài việc học ký âm pháp phương Tây, chúng tôi còn được học thêm một số bài dân ca, được tìm hiểu thêm tính năng của những cây đàn dân tộc độc đáo như đàn bầu, nguyệt, tranh…

Bác sĩ, nhạc sĩ Đào Duy Anh song ca cùng ca sĩ Ngọc Yến bài “Tát nước đầu đình” do ông sáng tác. Ảnh: T.L.

Ngoài giờ học chính khóa, học sinh nào yêu thích quốc nhạc thì có thể học thêm ngoài giờ tại trường do một học sinh của trường và là một nhạc sinh Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ (Nhạc viện TPHCM bây giờ), anh Trang Văn Sanh hướng dẫn. Những học sinh nào có năng khiếu và ham thích sẽ được thầy Ba và anh Sanh hướng dẫn thi vào môn quốc nhạc Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ (QGAN-KN). Một số học sinh Petrus Ký đã thi đậu và trở thành nhạc sinh môn  quốc nhạc. Cũng cần nói rõ thêm, lúc ấy Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ không bắt buộc học sinh nhạc - kịch học 2 buổi. Vì thế, nếu đi học buổi sáng ở trường trung học thì buổi chiều đi học ở Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ. Nói theo ngôn ngữ ngày nay, đi học như thế là đi học chính khóa. Bởi vậy, đừng ngạc nhiên tại sao khi biết các học sinh Petrus Ký vẫn tốt nghiệp trường nhạc. Nguyễn Thị Minh Ngọc vừa là sinh viên ĐH Minh Đức vừa là kịch sinh môn thoại kịch, cũng vậy là trường hợp của các diễn viên Hữu Nghĩa, Minh Hạnh, Phương Sóc, Mai Trần…

Ban nhạc không giống ai

Trong đại hội nhạc trẻ năm 1971 tổ chức tại sân Hoa Lư, theo dư luận báo chí lúc đó, xuất hiện một ban nhạc “không giống con giáp nào”. Trong khi các ban nhạc trẻ khác đa số chơi nhạc Tây, nhạc Mỹ và ăn mặc rất hippy (thời trang lúc ấy) thì ban nhạc này hoàn toàn đi ngược lại.

Những thành viên của ban nhạc là 4 chàng trai rất trẻ vì còn đang trong độ tuổi sắp thi tú tài 2 của Trường Petrus Ký. Họ xuất hiện trên sân khấu trong bộ khăn đóng, áo dài the đen, quần trắng, mang guốc vông và sử dụng những nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, tranh, trống, sáo, sanh tiền. Với những nhạc cụ này, họ chiếm lĩnh sân khấu đại hội nhạc trẻ bằng những bài dân ca Việt Nam như Lý cây đa, Trống cơm, Lý ngựa ô… Nhưng điều làm cho những người tham dự đại hội nhạc trẻ năm đó sửng sốt và sau cùng là phấn khích là khi ban nhạc này sử dụng nhạc cụ dân tộc để chơi những bài nhạc nước ngoài nổi tiếng mà ai cũng biết.

Họ thành công trong việc sử dụng nhạc cụ dân tộc vì họ là nhạc sinh quốc nhạc của Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ. Trong khoảng thời gian đó, chơi nhạc ngoại bằng đàn điện với dàn trống là thị hiếu của số đông thì ban nhạc “không giống ai” này muốn từ sân khấu của đại hội nhạc trẻ, sân khấu của nhạc rock, của âm thanh  Psychedelic (sử dụng các dụng cụ phá tiếng như fuzz, wah wah, cry baby, feed back, tiếng đàn đưa người nghe lạc vào thế giới kỳ ảo với những tiếng rít, tiếng hú…) đưa đến cho khán giả một dòng nhạc dân tộc bằng nhạc cụ dân tộc mà không hẳn ai ai cũng biết đến công dụng “thần sầu” của nó. Trên sân khấu, những ban nhạc có tên rất là… Mỹ như Les vampires, The Blue stars, The teen sound, The black caps, The spotlights, The crazy dogs… thì ban nhạc của họ mang cái tên hết sức Việt Nam: Bách Việt. Và khi giới thiệu các thành viên trong ban nhạc Bách Việt cũng chỉ là những cái tên rất mộc mạc như Nguyễn Phước Kiệt (đã mất), Trần Bộ, Đào Duy Anh…

Ban nhạc được mời biểu diễn trong phòng trà một thời gian rồi giải tán vì các thành viên trong ban nhạc phải lo học hành, thi cử là chính. Và được biết, sau năm 1975, Đào Duy Anh và ban nhạc Bách Việt nằm dưới sự quản lý của Nhà Văn hóa quận 1 một thời gian. Lúc này, ban Bách Việt có thêm thành viên nữ là Ngọc Yến - một đồng môn ở Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ.

LÊ VĂN NGHĨA

Tin cùng chuyên mục