Phó Chủ tịch Thường trực Hội Xây dựng TPHCM Phan Phùng Sanh : Ủng hộ việc nạo vét luồng Định An

Trong chuyên đề "Luồng tàu biển nào cho đồng bằng sông Cửu Long?" số ra tuần trước, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc một số quan điểm của các nhà khoa học xung quanh việc mở luồng tàu biển cho đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Ông Phan Phùng Sanh Sau khi bài báo được phát hành, chúng tôi đã nhận được nhiều phản hồi của bạn đọc. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin lần lượt giới thiệu các phản hồi ấy. Đầu tiên là ý kiến trao đổi của phóng viên Báo SGGP với ông Phan Phùng Sanh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Xây dựng TPHCM (ảnh) - người đã từng có bài viết về việc này đăng trên Báo Sài Gòn Giải Phóng.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Xây dựng TPHCM Phan Phùng Sanh : Ủng hộ việc nạo vét luồng Định An

Trong chuyên đề "Luồng tàu biển nào cho đồng bằng sông Cửu Long?" số ra tuần trước, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc một số quan điểm của các nhà khoa học xung quanh việc mở luồng tàu biển cho đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Xây dựng TPHCM Phan Phùng Sanh : Ủng hộ việc nạo vét luồng Định An ảnh 1
Ông Phan Phùng Sanh

Sau khi bài báo được phát hành, chúng tôi đã nhận được nhiều phản hồi của bạn đọc. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin lần lượt giới thiệu các phản hồi ấy.

Đầu tiên là ý kiến trao đổi của phóng viên Báo SGGP với ông Phan Phùng Sanh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Xây dựng TPHCM (ảnh) - người đã từng có bài viết về việc này đăng trên Báo Sài Gòn Giải Phóng.

 
° PV: Thưa ông, quan điểm của ông về việc mở luồng tàu biển cho ĐBSCL như thế nào?
 
° Ông PHAN PHÙNG SANH: Hiện nay, khoảng 80% lượng hàng hóa xuất khẩu của vùng ĐBSCL phải vận chuyển lên TPHCM để xuất qua hệ thống cảng biển ở thành phố. Điều này đã làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa ở ĐBSCL và gây quá tải cho TPHCM. Do vậy, tôi cho rằng tìm luồng tàu biển để có thể đón nhận những tàu có trọng tải lớn, thay thế luồng tàu biển Định An hiện hữu chỉ đón được tàu khoảng 5.000 tấn ra vào, là vấn đề cấp bách đối với sự phát triển của ĐBSCL.  

 Nạo vét luồng Trần Đề và xây cảng nổi thiếu khả thi

 Luồng Trần Đề cũng tương tự luồng Định An nhưng nhỏ hơn. Do vậy, nếu có nạo vét Trần Đề thì tàu thuyền đi lại cũng không thuận tiện bằng Định An. Cũng vì nhỏ hơn nên nếu có nạo vét thì lượng cát thu được ở Trần Đề cũng không thể nhiều như lượng cát thu được ở Định An.

Xét về hiệu quả mở luồng và nạo vét cát thì luồng Trần Đề không thể bằng luồng Định An nên tôi không ủng hộ quan điểm này. Còn việc làm cảng nổi thì tốn kém quá mà lại phải tốn thêm chi phí chuyên chở hàng từ đất liền ra biển và ngược lại".

Trong 4 quan điểm được giới thiệu trên Báo SGGP tuần trước là (1) làm cảng nổi, (2) nạo vét và sử dụng luồng Trần Đề, (3) nạo vét và sử dụng luồng Định An, (4) đào thêm một con kênh nối từ biển vào kênh Quan Chánh Bố, tôi ủng hộ 2 quan điểm cuối với mấy lý do sau đây: Việc đào thêm một con kênh nối từ biển vào kênh Quan Chánh Bố hiện hữu để mở một cửa hoàn toàn mới ra biển, là một quan điểm hay.

Bởi lẽ kênh Quan Chánh Bố khá ổn định, mức độ sa bồi không nhiều; phần luồng Định An (nằm sâu trong đất liền) nối với kênh Quan Chánh Bố cũng tương tự; vị trí cửa mới mở ra biển cũng ít bị sa bồi, lại còn được 2 đê chắn sóng bảo vệ (dự kiến sẽ xây dựng), nên luồng tàu biển ở đây sẽ ít phải duy tu, bảo dưỡng.

Tuy nhiên, quan điểm này nếu được triển khai thực hiện, ít nhất cũng phải mất hàng chục năm. Trong khi đó, việc mở luồng tàu biển cho ĐBSCL là vấn đề cấp thiết. Do vậy, đào thêm một kênh nối với kênh Quan Chánh Bố là giải pháp lâu dài. Trước mắt vẫn cứ phải nạo vét luồng Định An hiện hữu để cho tàu lớn ra vào.
 
° Luồng Định An bị sa bồi rất lớn, liệu có hiệu quả kinh tế khi cứ phải nạo vét liên tục?
 

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Xây dựng TPHCM Phan Phùng Sanh : Ủng hộ việc nạo vét luồng Định An ảnh 2
Vận chuyển vật liệu xây dựng ở kênh Quan Chánh Bố (Trà Vinh). Ảnh: THÀNH TÂM

° Đúng là luồng Định An bị sa bồi rất lớn. Nếu chỉ làm công tác nạo vét để phục vụ cho việc đi lại của tàu thuyền thì rõ ràng không kinh tế. Thế nhưng, nếu nạo vét và sử dụng cát nạo vét được để san lấp và lấn biển, mở rộng đất đai cho ĐBSCL lại là điều có thể chấp nhận được.

Hiện nay, hầu hết các dải đất ven biển của ĐBSCL đều được bồi lắng rất lớn, có nơi chỉ trong vòng một năm đã được bồi dài ra thêm 5-6km. Vài chục năm nữa, những nơi như vậy cũng sẽ trở thành đất liền. Việt Nam "đất chật, người đông", tại sao ngay bây giờ chúng ta không tận dụng điều kiện này mà lấn biển để có thêm không gian sống? Chúng ta có thể dùng ván bê-tông tiền áp dạng sóng với bê-tông mác 600 cắm xuống vùng đất bị sa bồi rồi bơm cát lên để lấn biển. Cố định được đất đến đâu, chúng ta sẽ trồng cây lên để giữ đất.

Tôi đã tiếp xúc với khá nhiều doanh nghiệp, họ cho biết sẵn sàng tham gia lấn biển với điều kiện Nhà nước có những chính sách ưu đãi phù hợp. Về lâu dài, những khu đất được đóng ván bê-tông tiền áp có thể được gia cố thêm để làm đê ngăn nước biển dâng lên, tràn vào đất liền (trong tình huống trái đất nóng lên, băng tan và nước biển dâng). Ngoài lấn biển, chúng ta cũng có thể dùng cát nạo vét ở Định An để tôn nền, xây dựng các khu đô thị… 

NGUYỄN KHOA

 Luồng tàu biển cho ĐBSCL
 Được nghiên cứu gần 30 năm

 Ngày 17-9-2008, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo một số vấn đề liên quan đến việc mở luồng tàu biển cho ĐBSCL. Theo văn bản này, từ đầu năm 1980 các nghiên cứu nhằm cải tạo luồng tàu biển vào sông Hậu đã được thực hiện với sự tham gia của các tư vấn trong và ngoài nước bằng nguồn vốn ngân sách và tài trợ của các tổ chức quốc tế.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc nạo vét, cải tạo cửa Định An cho tàu trên 10.000 DWT ra vào rất ít khả thi về mặt kỹ thuật và không hiệu quả về mặt kinh tế. Năm 2001-2002 với nguồn vốn không hoàn lại của Chính phủ Canada, Bộ GTVT đã thuê tư vấn SNL-Lavalin của Canada nghiên cứu mở luồng trên cơ sở có rà soát, sử dụng lại các thông tin trước kia về các luồng tàu biển ở đây.

Tư vấn SNL-Lavalin đã đề xuất mở luồng mới bằng cách đào một kênh nối từ biển vào kênh Quan Chánh Bố. Năm 2004-2005, được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã tiếp tục thuê tư vấn SNL-Lavalin lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án mở luồng mới qua kênh Quan Chánh Bố. Trong dự án này SNL-Lavalin đã đề xuất cụ thể: tận dụng 19km có sẵn của kênh Quan Chánh Bố và đào mới khoảng 15km kênh nối từ biển vào kênh Quan Chánh Bố.

Theo SNL-Lavalin, ưu điểm của phương án là luồng tàu biển mới này ít phải chịu các tác động của thiên nhiên. Ngày 3-3-2005 trên cơ sở dự án của SNL-Lavalin, Bộ GTVT đã tiếp tục chỉ đạo lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư luồng tàu biển qua cửa Định An-sông Hậu trong đó giao cho Ban quản lý đường thủy làm chủ đầu tư và Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế cảng-kỹ thuật biển (Port Coast) làm tư vấn hoàn thiện, bổ sung dự án.

 Do tầm quan trọng và tính phức tạp của dự án, ngày 9-3-2005 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập tổ liên ngành nghiên cứu cải tạo cửa Tiểu, cửa Định An và khả năng xây dựng luồng tàu biển cho ĐBSCL. Tổ này do Bộ trưởng Bộ GTVT làm tổ trưởng.

Tháng 9-2005 Bộ trưởng Bộ GTVT đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án với phương án mở luồng bằng cách đào kênh mới nối từ biển vào kênh Quan Chánh Bố. Bộ Kế hoạch - Đầu tư cùng các bộ, ngành liên quan đã thẩm định dự án. Trên cơ sở này, ngày 22-1-2007 Thủ tướng Chính phủ đã ra văn bản số 123/TTg-CN chấp nhận nội dung dự án và ngày 30-11-2007 Bộ trưởng Bộ GTVT đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng luồng tàu biển cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu.

Ban đầu, Bộ GTVT dự định tìm các nguồn vốn ODA và trái phiếu Chính phủ để đầu tư triển khai dự án. Tuy nhiên, do tính cấp bách của dự án, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép dùng ngân sách Nhà nước để thực hiện. Hiện nay, Cục Hàng hải Việt Nam thuộc Bộ GTVT đang thực hiện các thủ tục chọn tư vấn thiết kế, phối hợp với UBND tỉnh Trà Vinh tiến hành công tác giải phóng mặt bằng. 

AN NHIÊN

Tin cùng chuyên mục