Vì sao dịch vụ chuyển tiền, đổi tiền lại kèm chữ hối?

Hỏi:
Vì sao dịch vụ chuyển tiền, đổi tiền lại kèm chữ hối?

Hỏi: Vì sao trong dịch vụ chuyển tiền, giao dịch đổi tiền, thường kèm chữ “hối” như: kiều hối, ngoại hối, hối đoái, hối phiếu...? (Một nhóm SV khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Đà Lạt)

NGHÊ DŨ LAN: Đồng tiền có giá trị, được trao đổi (lưu thông) trong dân gian, nên được xem là vật quý (chữ Hán gọi là bảo). Ở Trung Hoa và Việt Nam ngày xưa, đồng tiền do triều đình đúc và lưu thông được gọi là thông bảo. Chẳng hạn, tiền do vua Quang Trung đúc bằng đồng đỏ (copper) vào những năm 1788-1892 gọi là Quang Trung thông bảo (ảnh).

Vì sao dịch vụ chuyển tiền, đổi tiền lại kèm chữ hối? ảnh 1

Do đồng tiền mang thuộc tính lưu thông nên tiếng Anh gọi đồng tiền của mỗi quốc gia là currency; việc trao đổi hay chuyển dịch đồng tiền từ người này, nơi này sang người khác, nơi khác cũng gọi là currency, nó bắt nguồn từ tiếng Anh trung cổ (thế kỷ 12-16) là curraunt, do gốc Latin là currere có nghĩa là đang lưu hành (in circulation).

Gốc Latin và tiếng Anh trung cổ vừa nói cũng phát sinh ra từ current là dòng nước chảy. Cũng với quan niệm đó, trong Hán ngữ cổ đại, chữ tuyền (dòng suối) cũng có nghĩa là tiền.

Hình ảnh “dòng nước” như nói trên được thể hiện bằng ba chấm thủy   (nước) trong chữ hối  mà hối có nghĩa là nước chảy vòng lại, nước đổ dồn vào một chỗ (whirling waters, waters converging to one spot). Chính vì thế trong giao dịch chuyển tiền, người Việt mượn chữ Hán, dùng các thuật ngữ có ghép từ tố hối.

Chữ đoái có nghĩa là đổi (exchange). Do đó, hối đoái  (exchange, currency exchange) là việc đổi tiền giữa hai nước thông qua ngân hàng, đồng nghĩa với ngoại hối .  (foreign exchange). Hối phiếu  (bill of exchange) là lệnh trả một số tiền cho một người nào đó. Việc chuyển tiền từ kiều bào (overseas nationals, overseas citizens) được gọi là kiều hối (overseas national currency exchange).

Tin cùng chuyên mục