Liên quan đến Thế chiến thứ nhất: Thổ Nhĩ Kỳ - Pháp căng thẳng trong quan hệ quân sự

(SGGPO).- Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp đã trở nên căng thẳng sau khi Quốc hội Pháp biểu quyết thông qua việc công nhận việc đế chế Ottoman giết hàng trăm ngàn người Armenia trong Thế chiến thứ nhất là hành động diệt chủng. Những ai chối bỏ vụ thảm sát trên sẽ bị phạt 45.000 EUR và một năm tù giam.
Liên quan đến Thế chiến thứ nhất: Thổ Nhĩ Kỳ - Pháp căng thẳng trong quan hệ quân sự

(SGGPO).- Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp đã trở nên căng thẳng sau khi Quốc hội Pháp biểu quyết thông qua việc công nhận việc đế chế Ottoman giết hàng trăm ngàn người Armenia trong Thế chiến thứ nhất là hành động diệt chủng. Những ai chối bỏ vụ thảm sát trên sẽ bị phạt 45.000 EUR và một năm tù giam.

Những người ủng hộ chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ biểu tình tại thủ đô Ankara phản đối Pháp.

Những người ủng hộ chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ biểu tình tại thủ đô Ankara phản đối Pháp.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã triệu hồi đại sứ tại Paris về nước và tuyên bố cắt đứt một số quan hệ quân sự với đồng minh trong NATO này. Ông cho rằng hành động của Quốc hội Pháp mang tính “bài ngoại và phân biệt chủng tộc”. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy muốn tranh thủ lá phiếu cử tri của những người Pháp gốc Armenia.

Thủ tướng Erdogan cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể đối với yêu cầu của Pháp trong việc sử dụng căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ và cấm mọi tàu quân sự của Pháp cập cảng Thổ Nhĩ Kỳ.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ cũng quyết định tẩy chay cuộc họp của Ủy ban kinh tế hỗn hợp hai nước dự kiến diễn ra vào tháng 1-2012. Điều này làm dấy lên lo ngại sẽ ảnh hưởng đến kim ngạch thương mại 12 tỷ EUR hàng năm của hai nước.

Tại Paris, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe đã ra tuyên bố bày tỏ “lấy làm tiếc” về các quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ và kêu gọi đối thoại.

Thổ Nhĩ Kỳ bác bỏ quan điểm cho rằng nước này đã thảm sát 1,5 triệu dân Armenia trong Thế chiến thứ nhất. Họ cho rằng con số này chỉ là 500.000 người nhưng chết do chiến tranh và đói. Nước Pháp hiện có 500.000 người gốc Armenia, và là lá phiếu quan trọng với cuộc bầu cử tổng thống Pháp vào năm tới.

K.Minh

Tin cùng chuyên mục