Tập thơ "Lãng mạn một dã quỳ tím"

Tập thơ "Lãng mạn một dã quỳ tím"

Dã quỳ là một loài cúc dại mọc hoang dã trên vùng cao nguyên. Mỏng manh cánh nhỏ chập chờn trong gió buốt, trong nắng lạnh như bướm vẫy lượn giữa mây ngàn khiến người lãng du gợn lòng khắc khoải.

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân

Dã quỳ với màu vàng kiêu sa khiến người ngây ngất mặc dù mùi hương của hoa chưa thấy ai ngưỡng mộ bao giờ!

Nhưng với Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, dã quỳ không vàng mà lại… tím!

Có gì đó ẩn trong màu chung thủy này?

Có phải đó là nỗi nhớ về một con đường, mà nơi ấy đêm xuống thù thì lá me

ánh trăng phơi vàng dưới đất…

Về một con dốc, mà nơi ấy cắt ngang lưng chừng cửa rộng

cả rặng cây cùng chạy nghiêng…

Về một Hà Nội xa, mà ở đó đường nhỏ lắm đi một mình thôi

có ai chờ ai phía trước không…

Hà Nội giăng giăng mưa

… cây sấu chưa hoa,  hoa sữa chưa hương

…thời gian đi một chiều rồi hết…

Về một vùng biển thênh thang là nơi bao người khách dừng mua kỷ niệm

dù không chọn thời gian cho nỗi nhớ

ta vẫn dành khoảnh khắc ấy cho nhau…

Lời tự thú đầu tiên của Huỳnh Dũng Nhân như một sự rào đón dư luận (tôi chả biết nói thế nào về thơ tôi cả, vì nó như một chút riêng tư, một chút gì để tặng người…/  có người bảo thơ tôi hiền lành, đèm đẹp…).

Nhưng khi đọc xong tập thơ “Dã quỳ tím” của anh, với tôi, thơ Huỳnh Dũng Nhân lãng mạn, là tiếng nói trong veo của cảm xúc thật thà, đôi khi câu thơ bất chợt làm người đọc nghẹn vô cớ.

Với “Dã quỳ tím”, đây như một nhật ký bằng thơ của Huỳnh Dũng Nhân, bởi nó ghi lại chuyện xa, chuyện gần, chuyện mới lần đầu yêu và cả chuyện say để nhìn hoa dã quỳ vàng chuyển tím. Bởi nó ghi lại từng địa danh, vùng đất anh đã đi qua: Hà Nội, Điện Biên, Sa Pa, Đại Lải, Đà Lạt, Trị An, Đắc Nông, Dầu Tiếng, Vũng Tàu, Bến Tre… Bởi nó là giọt nước mắt trào ngược vào trong của một người cha khi chưa quen với số nhà mới…

P.N.Thường Đoan

Tin cùng chuyên mục