Truyện tranh đọc ngược: Cuộc thử nghiệm phiêu lưu

Bạn đọc choáng váng
Truyện tranh đọc ngược: Cuộc thử nghiệm phiêu lưu

Thị trường truyện tranh Việt Nam sau một thời gian xao động về vấn đề nội dung lại vừa gặp một chấn động khi hai NXB chuyên về truyện tranh lớn nhất nước cùng đồng loạt tung ra loại truyện tranh đọc ngược (phải qua trái).

Bạn đọc choáng váng

Đó là tâm lý chung của hầu hết những độc giả yêu thích truyện tranh mà phần lớn đều ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Hoàng Tuấn Vũ, học sinh Trường THPT Nguyễn Khuyến (Q10) khi mua một cuốn truyện tranh được in kiểu mới cứ tưởng sách bị in sai nên đã vội mang ra để đổi, đến khi biết các tựa truyện mới bây giờ đều in kiểu đọc ngược đã ngạc nhiên thốt lên: “Chuyện kỳ cục như vậy làm để làm gì?”.

Truyện tranh đọc ngược: Cuộc thử nghiệm phiêu lưu ảnh 1

Truyện tranh luôn là loại hình giải trí thu hút giới trẻ. Ảnh: T.V.

Đó cũng là câu hỏi mà rất nhiều độc giả yêu thích truyện tranh đã nhốn nháo hỏi nhau những ngày quạ Thực ra, việc xuất bản truyện tranh với chiều đọc từ phải qua trái, ngược lại với cách đọc truyền thống của Việt Nam là từ trái qua phải không phải là mới lạ.

Năm 2004, NXB Kim Đồng đã gây bất ngờ khi bộ truyện tranh đang ăn khách Ninja loạn thị đột ngột được xuất bản với kiểu đọc ngược. Lúc đó, sự kiện này đã gây xôn xao dư luận nhưng sau khi bộ truyện kết thúc, mọi việc cũng nhanh chóng chìm vào quên lãng khi không có tác phẩm nào lặp lạị

Tháng 3-2008, trong Hội sách TPHCM lần thứ 5, việc công ty kinh doanh truyện tranh TVM Comics dự kiến tung ra một loạt tựa truyện tranh mới theo kiểu đọc ngược lại gây xôn xao dư luận. Tuy nhiên, nhiều độc giả vẫn cho rằng đó chỉ là hành động cá biệt của một doanh nghiệp nhằm tạo ấn tượng.

Bất ngờ, ngay sau đó, cả hai đại gia trong lĩnh vực truyện tranh là NXB Trẻ và NXB Kim Đồng đồng loạt tung ra một loạt tựa truyện tranh mới theo kiểu in ngược. Rất nhiều bạn đọc đã ngạc nhiên tự hỏi vì lý do gì các NXB này lại ủng hộ kiểu in sách đi ngược lại truyền thống đọc sách của người dân Việt Nam như vậy?

Đọc ngược do yêu cầu của nội dung và văn hóa (?)

Trước tình hình xôn xao của bạn đọc, chúng tôi đã tìm gặp ông Trí Đức, Trưởng phòng biên tập truyện tranh của NXB Trẻ. Giải thích về nguyên nhân của việc in ngược này, ông Trí Đức đã đưa ra một số ly do chính: Theo ông, đầu tiên là việc giữ tính nguyên bản của tác phẩm. Các truyện tranh in ngược đều đến từ Nhật Bản (thể loại Manga) nơi có cách đọc từ phải qua trái ngược với Việt Nam, chính vì thế các họa sĩ khi sáng tác cũng theo chiều phải tráị.

Khi đến Việt Nam, các tác phẩm này phải được quay ngược lại để phù hợp với cách đọc truyền thống của người Việt. Kết quả, nhiều yếu tố nội dung cũng bị sai theọ Ví dụ như bộ truyện tranh Slamdunk có nội dung về bóng rổ, nhân vật chính dùng tay trái để dẫn bóng gây bất ngờ cho đối thủ, nhưng với bản tiếng Việt lại thành tay phải, bạn đọc sẽ khó hiểu tại sao lại có bất ngờ trong tình huống nàỵ

Một yếu tố quan trọng khác là tín ngưỡng văn hóạ Nhiều họa sĩ Nhật Bản khi xem các bản truyện tranh Manga được Việt hóa đã rất khó chịu vì những lỗi văn hóa do đảo chiều truyện. Tiêu biểu như hình ảnh bộ trang phục của samurai, theo truyền thống, bình thường bộ đồ này được mặc theo chiều phải nhưng nếu mặc cho người chết sẽ theo chiều tráị Tuy nhiên, do đảo ngược hình ảnh nên trong các bản Manga Việt hóa samurai đều thành ra mặc đồ người chết!

Thử nghiệm hay sự gắng gượng

Một thực tế đang xảy ra là với các tác phẩm truyện tranh in ngược, sức mua từ độc giả Việt Nam giảm hẳn so với dự kiến. Ngay cả bộ truyện tranh Naruto từng rất ăn khách cũng có sức mua không đáng kể khi được xuất bản dưới dạng in ngược.

Trước tình hình đó, ông Trí Đức cho biết: “Đây chỉ là một thử nghiệm của các NXB, nếu không được độc giả chấp nhận chúng tôi sẽ trở lại cách in thông thường dù điều này có thể gây hạn chế cho việc chuyển tải nội dung của tác phẩm”.

Tuy nhiên, đại diện một NXB khác lại cho rằng thực chất của việc in ngược các tác phẩm truyện tranh không nằm ở vấn đề văn hóa hay nội dung. Trong thị trường xuất bản hiện nay, truyện tranh là loại sách bị in lậu trầm trọng nhất.

Thậm chí, rất nhiều tựa truyện tranh bị in lậu từ khi sách chưa xuất bản, một điều rất hiếm hoi với các loại sách khác. Đã từng xảy ra trường hợp NXB Kim Đồng in ra một tựa sách mới phải lập tức cất vào kho do tựa sách này đã được giới in lậu tung ra thị trường trước đó cả tuần lễ.

Trước thực trạng đó, các NXB phải tự tìm cách cứu mình và việc in truyện tranh theo đúng nguyên bản được xem là một hành động để tạo một sự khác biệt với sách lậụ Điều này có hiệu quả hay không? Câu trả lời còn phải chờ, nhưng trước mắt rõ ràng những gì đi ngược lại truyền thống văn hóa Việt Nam rất khó được tiếp nhận.

Tường Vy

Tin cùng chuyên mục