Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM - “Quên” lý luận phê bình?

Ấp ủ nhiều năm qua, rốt cuộïc giải thưởng Văn học Nghệ thuật (VHNT) TPHCM, giải thưởng được xem lớn nhất của văn nghệ sĩ TP với quy mô 5 năm một lần, đã hoàn tất các công tác chuẩn bị. Dự kiến cuối tháng 12 sẽ công bố các cá nhân, tập thể đoạt giải, tuy nhiên một điều gây bỡ ngỡ cho nhiều người là trong quy chế giải thưởng lại vắng bóng giải lý luận phê bình (LLPB), lĩnh vực đang được quan tâm chú ý.
Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM - “Quên” lý luận phê bình?

Ấp ủ nhiều năm qua, rốt cuộïc giải thưởng Văn học Nghệ thuật (VHNT) TPHCM, giải thưởng được xem lớn nhất của văn nghệ sĩ TP với quy mô 5 năm một lần, đã hoàn tất các công tác chuẩn bị. Dự kiến cuối tháng 12 sẽ công bố các cá nhân, tập thể đoạt giải, tuy nhiên một điều gây bỡ ngỡ cho nhiều người là trong quy chế giải thưởng lại vắng bóng giải lý luận phê bình (LLPB), lĩnh vực đang được quan tâm chú ý.

  • Kích thích sáng tác

Giải thưởng VHNT TPHCM lần đầu tiên bao gồm hầu hết các lĩnh vực như: văn học, sân khấu, mỹ thuật, âm nhạc, điện ảnh, nhiếp ảnh, kiến trúc, múa. Tác phẩm được xét thưởng là những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, phản ánh lịch sử dân tộc, truyền thống đấu tranh cách mạng và công cuộc đổi mới hiện nay. Việc lựa chọn ưu tiên cho các tác phẩm lấy đề tài về TPHCM. Giải lần đầu tiên này xét duyệt các tác phẩm sáng tác trong giai đoạn từ 2006 đến 2011, với 2 loại là giải cho nhóm tác giả và giải cho tác giả độc lập.

Các tác phẩm lý luận phê bình vẫn thu hút được bạn đọc nhưng lại bị quên lãng ở giải thưởng TP!

Các tác phẩm lý luận phê bình vẫn thu hút được bạn đọc nhưng lại bị quên lãng ở giải thưởng TP!

Đây sẽ là giải thưởng VHNT lớn nhất của TPHCM cho đến nay, ghi nhận, tôn vinh các tác giả, tác phẩm tiêu biểu có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng. Theo GS-NS Ca Lê Thuần, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các hội VHNT TPHCM, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng xét giải, điểm đáng chú ý nhất của giải thưởng nằm ở góc độ nâng cao trình độ thưởng thức nghệ thuật của người dân. 

Làm được điều này vì giải sẽ là cơ sở để TP tập trung đầu tư tổ chức biểu diễn, giới thiệu các tác phẩm đoạt giải một cách sâu rộng trong suốt 5 năm sau đó. Rất nhiều tác phẩm có chất lượng cao nhưng đòi hỏi chi phí thực hiện lớn nên hạn chế đến với công chúng như kịch, điện ảnh, kiến trúc, văn học… Thì nay, thông qua giải thưởng sẽ được TP hỗ trợ triển lãm, biểu diễn, trình chiếu, xuất bản… góp phần giúp người dân có cơ hội tiếp cận những tác phẩm mang tính thẩm mỹ cao.

Và ngược lại, thông qua giải thưởng, người nghệ sĩ sẽ thấy tác phẩm của mình nếu có chất lượng sẽ đến được với khán giả, được khẳng định tài năng và người sáng tác sẽ sống được với tác phẩm. Từ đó kích thích các tác giả phát triển sáng tác, cung cấp cho TP và cả nước những tác phẩm hay, thậm chí là các tác phẩm đỉnh cao.

  • Hụt hẫng?

Giá trị to lớn của giải thưởng VHNT TPHCM là không thể phủ nhận, nhưng càng như thế, những nhà LLPB càng cảm thấy buồn khi họ bị “bỏ quên”, không có tên trong cơ cấu giải thưởng.

Điều đáng nói, TPHCM đang có đội ngũ LLPB phát triển thuộc dạng nhất nhì trong cả nước. Ngoài Hội đồng LLPB VHNT Trung ương thì TP là nơi duy nhất hiện nay có một Hội đồng LLPB VHNT của riêng TP. Đội ngũ LLPB TP cũng rất phát triển, ngày trước có các tên tuổi như Chế Lan Viên, Bảo Định Giang, Trần Thanh Đạm, Viễn Phương…; sau có Vũ Hạnh, Dương Trọng Dật, Cao Đức Trường, Ngô Ngọc Ngũ Long, Lê Tú Lệ, Lê Quang Trang… Các sáng tác LLPB cũng đều đặn ra mắt như NGND-PGS Trần Thanh Đạm vừa giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách LLPB có nhan đề “Tuyển tập các bài viết về Giáo dục và Văn học” đầy tâm huyết.

LLPB lại là lĩnh vực đang được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị cũng đã chỉ rõ việc yếu kém của hệ thống LLPB chính là một trong ba nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bất cập, yếu kém của VHNT hiện nay. Và việc xây dựng, phát triển LLPB là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược “Tiếp tục xây dựng và phát triển VHNT trong thời kỳ đổi mới”. 

Chính vì thế, việc giải thưởng VHNT TPHCM lần đầu tiên vắng bóng giải thưởng cho tác phẩm LLPB được xem là một sự hụt hẫng, gây ngạc nhiên giới LLPB TPHCM.

TƯỜNG VY

 GS-NS Ca Lê Thuần: Vì chưa có tác phẩm đủ tầm

Tôi cũng là một thành viên của Hội đồng LLPB cả ở TP cũng như Trung ương. Việc giải thưởng TPHCM lần đầu tiên thiếu cơ cấu giải thưởng cho đội ngũ LLPB do qua đánh giá tình hình chung, hiện nay chưa có tác phẩm đủ tầm để trao giải, nếu đưa ra lại ngại không có tác phẩm để trao. Điều này không phải tình trạng ở riêng TP mà là tình hình chung, cả giải thưởng LLPB Trung ương cũng vất vả tìm tác phẩm xứng tầm. Có thể là 5 năm sau, ở giải lần thứ hai chúng ta sẽ có giải dành riêng cho tác phẩm LLPB.

Nhà LLPB Mai Quốc Liên: Triệt tiêu tương lai LLPB 

Không thể nói rằng không có tác phẩm để xem xét nên không đưa vào cơ cấu giải thưởng. Chẳng hạn có thể trao cho cuốn của NGND-GS Trần Thanh Đạm, cả về cống hiến, uy tín và tài năng của ông đều đã được khẳng định. LLPB vốn là công việc đặc thù, đòi hỏi không những tài năng, kiến thức và cả sự dũng cảm.

Chúng ta đang kêu gọi, khuyến khích, động viên thế hệ trẻ nghiên cứu, tham gia LLPB để tạo lập đội ngũ kế thừa, từ đó xây dựng một nền LLPB vững mạnh. Ấy thế mà giải thưởng lớn nhất, cao quý nhất của VHNT TP lại bỏ qua một bên. Thấy LLPB dễ đụng chạm, dễ mích lòng lại không được coi trọng, không được tôn vinh như thế thì ai còn dám theo nữa. Rồi đến khi sáng tác VHNT vốn thích cái mới, cái lạ gây nên những “hoang mang” dư luận thì lại than do thiếu LLPB nên không thể định hướng cho bạn đọc.

Tin cùng chuyên mục