Hát cùng Trường Sa - Song Tử Tây thân yêu

Trải qua 2 ngày đêm vượt sóng gió, hơn 100 nghệ sĩ thành phố cùng các kỹ thuật viên Đài Truyền hình TPHCM (HTV) đã đặt chân đến hòn đảo cực Bắc của quần đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây, sẵn sàng cho chương trình cầu truyền hình giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa người dân, chiến sĩ nơi biển đảo với nhân dân TPHCM cũng như cả nước. Đây là lần đầu tiên một cầu truyền hình âm nhạc, giao lưu được tổ chức tại đảo Song Tử Tây.
Hát cùng Trường Sa - Song Tử Tây thân yêu

Trải qua 2 ngày đêm vượt sóng gió, hơn 100 nghệ sĩ thành phố cùng các kỹ thuật viên Đài Truyền hình TPHCM (HTV) đã đặt chân đến hòn đảo cực Bắc của quần đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây, sẵn sàng cho chương trình cầu truyền hình giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa người dân, chiến sĩ nơi biển đảo với nhân dân TPHCM cũng như cả nước. Đây là lần đầu tiên một cầu truyền hình âm nhạc, giao lưu được tổ chức tại đảo Song Tử Tây.

        Tiếng hát từ đảo xa

Có lẽ khó có được chương trình giao lưu nào đa dạng như chương trình Hát cùng Trường Sa - Song Tử Tây thân yêu do đài HTV phối hợp cùng Quân chủng Hải quân và Quân khu 7 tổ chức vào lúc 17 giờ ngày 29-6-2013. Tuy thời gian cầu truyền hình chính thức vào buổi chiều, thế nhưng từ 6 giờ sáng nay, lễ chào cờ trên đảo đã được truyền hình trực tiếp trên sóng HTV9 trong chương trình thời sự buổi sáng.

NSND Trần Hiếu đại diện đoàn nghệ sĩ thắp nhang tưởng nhớ các liệt sĩ.

NSND Trần Hiếu đại diện đoàn nghệ sĩ thắp nhang tưởng nhớ các liệt sĩ.

Chương trình cầu truyền hình vào buổi tối gồm 2 phần chính: biểu diễn văn nghệ và giao lưu giữa các chiến sĩ, người dân trên đảo với thanh niên, người dân ở TPHCM. Để thực hiện chương trình, đoàn nghệ sĩ thành phố đã lên đường ra đảo gồm: NSND Trần Hiếu, NSƯT Thanh Thúy, ca sĩ Đức Tuấn, Lương Chí Cường, Võ Minh Lâm, Hạnh Nguyên… các em thiếu nhi của đội kịch Sido, Tuổi Ngọc, các nghệ sĩ múa của nhóm ABC, Mai Trắng. Đặc biệt, nghệ sĩ hài Phước Sang đã tình nguyện tham gia chuyến đi và mang đến cho người dân, chiến sĩ hải đảo một tiết mục tiểu phẩm hài. Một phần đáng chú ý khác của chương trình là tiết mục biểu diễn chung giữa các em thiếu nhi thành phố và thiếu nhi đang sinh sống trên biển đảo.

Phần giao lưu cũng được tập trung đầu tư khá kỹ lưỡng. Đầu tiên là giao lưu giữa các chiến sĩ hải quân đang đóng quân trên đảo với thanh niên thành phố. Chương trình cầu truyền hình còn mời gia đình, người thân của các chiến sĩ tham gia đầu cầu tại TPHCM và xem đây như một món quà tình cảm gửi đến các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ nơi biển đảo. Phần giao lưu còn có sự tham gia của ngư dân đang sinh sống trên Song Tử Tây với những câu chuyện đầy xúc động trong cuộc sống nơi đầu sóng ngọn gió.

        Chương trình của những lần đầu tiên

Thời tiết đóng vai trò quyết định

Cầu truyền hình Hát cùng Trường Sa - Song Tử Tây thân yêu được tổ chức vào thời điểm biển Đông bắt đầu bước vào giai đoạn thời tiết trở nên phức tạp. Cơn bão số 2 vừa quét qua gây nhiều lo lắng cho ban tổ chức. Theo ông Đỗ Xuân Dương, Phó chánh văn phòng HTV, công tác tổ chức đã phải tính đến nhiều phương án khác nhau, trong trường hợp không thể tiếp cận đảo do thời tiết xấu thì sẽ tổ chức ngay trên tàu.

Không chỉ là lần đầu tiên thực hiện một cầu truyền hình từ đảo Song Tử Tây, chương trình Hát cùng Trường Sa - Song Tử Tây thân yêu còn được ghi nhận với nhiều yếu tố mới. Vượt qua hàng trăm hải lý trên biển cả bên cạnh những nghệ sĩ còn có 6 em thiếu nhi của các đội kịch, múa. Đây là lần đầu tiên có sự tham gia của các nghệ sĩ nhỏ tuổi trong đoàn ra Trường Sa. Sự tham gia của các em hứa hẹn sẽ đem lại không chỉ không khí tươi vui mà còn góp phần mang đến cho thiếu nhi Trường Sa kỷ niệm khó quên khi được cùng các bạn đồng trang lứa tham gia biểu diễn trong chương trình.

Khác với các chuyến thăm Trường Sa khác thường mang tính chất thăm hỏi chiến sĩ, người dân, chuyến đi này mang tính biểu diễn phục vụ nên lượng hàng hóa đem theo khá lớn. Chỉ tính riêng trang thiết bị sân khấu đã lên đến hơn 30 tấn hàng. Các nghệ sĩ biểu diễn cũng chật vật với đủ loại nhạc cụ. Trống được tháo rời mang theo, khi lên đảo mới gắn lại. Đoàn biểu diễn còn có một cây đàn piano nên việc vận chuyển và lắp ráp đàn phải huy động nhiều người mới thực hiện được.

Cùng theo đoàn ra thực hiện cầu truyền hình trên đảo Song Tử Tây còn có sự tham gia của đại diện Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM. Sở mang ra đảo hơn 2.000 đầu sách cùng 2 máy tính xách tay cài sẵn các phần mềm quản lý thư viện hiện đại nhằm hỗ trợ xây dựng thư viện tại đây. Khi nghe tin số sách này ra đảo, đại diện đảo đã đề nghị tổ chức trên đảo một hội sách mini nhằm phục vụ nhu cầu thưởng thức sách của cán bộ, chiến sĩ, người dân, nhất là các em thiếu nhi trên đảo.

Cầu truyền hình Hát cùng Trường Sa - Song Tử Tây thân yêu sẽ diễn ra từ 17 giờ đến 20 giờ ngày 29-6.

TƯỜNG VY

- Thông tin liên quan:

>> Cầu truyền hình “Hát cùng Trường Sa – Song Tử Tây yêu thương”

Tin cùng chuyên mục