
Ông Vũ Hoàn, Giám đốc Bộ phận Dinh dưỡng - Y học Abbott Việt Nam, trong cuộc tiếp xúc mới đây với đại diện CLB Chống hàng giả và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Báo SGGP (SACC) cho biết: “Thị trường Việt Nam hiện đã xuất hiện sản phẩm sữa Ensure nhập lậu. Đây là sản phẩm sản xuất và lưu thông tại thị trường Mỹ, không phải mẫu Ensure được phép lưu hành chính thức tại Việt Nam do Abbott đăng ký trước Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế).

Mẫu Ensure nói trên là hàng nhập lậu vào Việt Nam và bán tại nhiều cửa hàng trong TPHCM. Theo các thông tin trên nhãn thì lon Ensure dạng nước này là sản phẩm cung cấp miễn phí tại thị trường Mỹ cho một số đối tượng, tổ chức đặc biệt như người già neo đơn trong nhà dưỡng lão.
Điểm nhận dạng là trên lon Ensure này, ở phần nhãn trước có dòng chữ tiếng Anh “Free Offer” - nghĩa là hàng tặng, không mất tiền. Tuy nhiên tại Việt Nam, mặt hàng này đang được một số cửa hàng bày bán với giá 32.000 đồng/lon.
Ông Vũ Hoàn cho biết thêm: “Những mặt hàng Ensure nhập lậu nói trên không được vận chuyển lưu kho và bảo quản đúng cách nên chất lượng không đảm bảo, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và gián tiếp làm giàu cho người buôn lậu (vì người buôn lậu không mất tiền mua tại Mỹ, chỉ tốn một ít chi phí vận chuyển về Việt Nam rồi bán với giá rất cao cho người tiêu dùng)”.
Cách đây 1 tuần, bạn đọc Trần Thị Út (công tác tại Bệnh viện Từ Dũ) sau khi sử dụng sữa Ensure dạng nói trên (mua ở một cửa hàng tạp hóa) đã bị đau bụng. Chị Út mang các hộp sữa này đến văn phòng SACC để khiếu nại. Nhận thấy dấu hiệu khác thường từ những hộp sữa Ensure không nhãn tiếng Việt, không ghi rõ đơn vị nhập khẩu, SACC đã lập tức chuyển sang Abbott Việt Nam yêu cầu kiểm nghiệm.
Thông qua SACC, Abbott Việt Nam khuyên người tiêu dùng nên lưu ý một số điểm trong việc mua các sản phẩm dinh dưỡng: Trên nhãn phải có phần thông tin tiếng Việt - đây là yêu cầu bắt buộc của Bộ Y tế Việt Nam đối với các sản phẩm dinh dưỡng nhập khẩu; bao bì sản phẩm mới, không gỉ sét hoặc móp méo; có dán tem đảm bảo chất lượng của nhà phân phối chính thức; ngày sản xuất và hạn sử dụng được in rõ ràng; có ghi tên nhà sản xuất và địa chỉ nơi sản xuất.
Đối với sản phẩm Ensure của Abbott được phép lưu hành chính thức tại thị trường Việt Nam, theo đại diện của Abbott Việt Nam, hiện chỉ có Ensure Gold dạng bột hộp (400gr và 1kg) hương vani và Ensure nước 250ml hộp thiếc, hương dâu, sôcôla và vani.
ANH TRINH
Vài thắc mắc về thuốc Xenical của Vimedimex Mới đây, bạn đọc Lê Thị Thanh Thúy (ngụ quận Tân Bình, TPHCM) đã gửi thắc mắc đến CLB Chống hàng giả và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Báo SGGP (SACC) cho biết: Gần đây, chị sử dụng thuốc giảm cân Xenical nhưng không thấy hiệu quả như đợt thuốc đã dùng lúc trước. Tuy nhiên, riêng trường hợp của chị Thúy, Vimedimex đã liên hệ mua lại những vỉ thuốc nghi ngờ và gửi đến Viện Kiểm nghiệm thuốc TPHCM để đưa ra kết luận thực tế. Ngoài ra, cũng theo nhận định của Vimedimex, có thể do nhận định tâm lý mà khách hàng cho rằng “lần đầu tiên chỉ uống vài viên đã thấy có tác dụng”. ANH TRINH Vinamilk giải quyết nhanh khiếu nại của bạn đọc Báo SGGP Ba ngày sau khi nhận được thư khiếu nại của bạn đọc Báo SGGP, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã nhanh chóng cử nhân viên đến nhà khách hàng giải quyết sự việc. Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, Phó Tổng Giám đốc Vinamilk cho biết: Sau khi nhận được thông tin của CLB Chống hàng giả và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Báo SGGP (SACC), đại diện Vinamilk đã đến nhà chị Kim Thoa (quận 3, TPHCM) để xem xét tình trạng bịch sữa cacao bị chua, thực hiện đầy đủ các thủ tục giải quyết khiếu nại cho khách hàng. Ngay sau đó, công ty đã rà soát lại toàn bộ hồ sơ liên quan đến lô hàng và kiểm tra các mẫu lưu tại phòng thí nghiệm. Tuy kết quả mẫu lưu hoàn toàn bình thường nhưng Vinamilk nhận định đây là trường hợp sản phẩm hư hỏng do quá trình lưu thông và bảo quản không tốt. Thông qua SACC, Vinamilk lưu ý khách hàng khi gặp trường hợp sản phẩm hư hỏng có thể báo ngay cho nhà sản xuất. Công ty có chính sách thu đổi sản phẩm cho điểm bán lẻ và người tiêu dùng, đúng theo các quy định pháp luật hiện nay. X.TRÂM Xuất hiện mỹ phẩm chăm sóc tóc hiệu Wella giả (SGGP).- Công ty Nam Dao (Nam Dao Co.,LTD)-đơn vị nhập khẩu và phân phối mỹ phẩm chăm sóc tóc Wella - vừa phối hợp với Câu lạc bộ chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng Báo Sài Gòn Giải Phóng (SACC) tổ chức tọa đàm nhằm khuyến cáo đến khách hàng về tình trạng hàng giả nguồn gốc từ Trung Quốc trên thị trường Việt Nam. LẠC PHONG |