Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh An Giang, cuộc diễn tập đặt ra những tình huống giả định khi xảy ra bệnh dịch tả heo châu Phi trên địa bàn tỉnh, thì việc đầu tiên là phát hiện sớm ổ dịch, thông báo cho địa phương và ngành thú y đến lấy mẫu xét nghiệm, khống chế dịch không để lây lan, phun thuốc sát trùng, thu gom heo bệnh, tiến hành tiêu hủy, chôn heo bệnh… Điều quan trọng là đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu, đồng thuận và tích cực phòng chống dịch bệnh; bình tĩnh ứng phó không để ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi heo trên địa bàn.

Lực lượng của các chốt kiểm dịch gồm: Quản lý thị trường, cảnh sát giao thông, cán bộ thú y… Riêng các huyện biên giới thì có thêm lực lượng Hải quan và Bộ đội biên phòng cùng tham gia.

Thời gian hoạt động các chốt kiểm dịch dự kiến đến cuối tháng 12-2019, ngoài ra tùy vào tình hình diễn biến bệnh dịch tả heo châu Phi mà có thể kéo dài thêm thời gian hoặc rút ngắn lại.
Tổng kinh phí thực hiện hơn 5,1 tỷ đồng.
Dịch bệnh heo châu Phi diễn biến phức tạp đã khiến giá heo hơi ở ĐBSCL sụt giảm. Chiều 16-5, ông Trần Văn Hùng, hộ nuôi heo lâu năm ở xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) lo lắng: “Vài ngày nay thương lái mua heo hơi ở vùng này chỉ còn khoảng 33.000- 35.000 đồng/kg, giảm từ 10.000- 15.000 đồng/kg so với tháng trước. Dù giá heo hơi hiện tại người nuôi chưa đến nỗi thua lỗ nhưng không có lãi nhiều; tuy nhiên nếu tới đây giá heo hơi tiếp tục sụt giảm xuống dưới mức 30.000 đồng/kg thì hàng loạt hộ nuôi lâm nguy…”. |
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
TP Cần Thơ có 40 sản phẩm OCOP 4 sao
-
Nước mắm Việt Nam hướng tới xuất khẩu
-
“Thủ lĩnh” trồng lúa nếp hữu cơ
-
Chế tài mạnh việc xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định
-
Tây Nguyên: Tái canh, ghép cải tạo hơn 38.000ha cà phê
-
Sóc Trăng xử lý nhiều vi phạm trong lĩnh vực phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
-
Đưa nông sản Tây Nguyên xuất ngoại
-
Quảng Trị: Phát triển dược liệu gắn với chương trình OCOP
-
Tăng cường bảo vệ nước ngầm tại ĐBSCL
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Huyện Châu Đức đạt chuẩn nông thôn mới