Ngân hàng Nhà nước:

Bác bỏ tin đồn về điều chỉnh lãi suất cơ bản và tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Hôm nay, 2-12, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức phát đi thông báo bác bỏ tin đồn cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều chỉnh nâng mức lãi suất cơ bản và tỷ lệ dự trữ bắt buộc. “Ngân hàng Nhà nước không có chủ trương thay đổi mức lãi suất cơ bản và tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong thời điểm hiện nay”, thông báo trên nêu rõ.

Hôm nay, 2-12, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức phát đi thông báo bác bỏ tin đồn cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều chỉnh nâng mức lãi suất cơ bản và tỷ lệ dự trữ bắt buộc. “Ngân hàng Nhà nước không có chủ trương thay đổi mức lãi suất cơ bản và tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong thời điểm hiện nay”, thông báo trên nêu rõ.

Theo thông báo ngày 25-11, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định tăng lãi suất cơ bản lên mức 8% /năm kể từ ngày 1-12, sau 11 tháng duy trì ở mức 7% /năm. Sau khi quyết định điều chỉnh lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực, diễn biến lãi suất huy động VND đã có sự thay đổi. Hiện tại, mặt bằng lãi suất huy động VND của các ngân hàng thương mại đang là 10,5%/năm.
Về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lần điều chỉnh gần đây nhất của Ngân hàng Nhà nước là vào cuối tháng 2-2009, theo đó, từ 1-3-2009, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng.

Lãi suất cơ bản và tỷ lệ dự trữ bắt buộc là các chỉ số kinh tế quan trọng mà mỗi sự thay đổi của nó, tùy theo liều lượng, sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế với các mức độ khác nhau.
Theo lý thuyết, khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc được nâng lên, sẽ làm cho lãi suất tăng, khiến cho chi phí đi vay nhiều hơn, làm giảm đầu tư, giảm cầu nền kinh tế, giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, hơn nữa việc tăng dự trữ bắt buộc khiến lượng tiền lưu thông giảm, làm giảm lạm phát nhưng cũng gián tiếp làm giảm lượng tiền vào chứng khoán, khiến thị trường chứng khoán giảm.

Các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính áp dụng mức dự trữ bắt buộc là 3% trên tổng số dư tiền gửi, thay vì 5% như trước đây.

Với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam mức dự trữ bắt buộc giảm từ 2% xuống 1%. Ngân hàng thương mại cổ phần Nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, ngân hàng hợp tác giữ nguyên là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.

Thời gian qua, thị trường tài chính - tiền tệ có nhiều diễn biến bất thường mà một trong những yếu tố tác động có tin đồn, gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư và người dân.

Các cơ quan chức năng đã phải nhiều lần lên tiếng bác bỏ các tin đồn thất thiệt. Ngày 26-10, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã lên tiếng bác bỏ tin đồn thất thiệt trên thị trường chứng khoán cho rằng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ công bố thông tin rất xấu về thị trường trong thời gian tới và kèm theo khuyến nghị nhà đầu tư nên xả hàng.

Ngày 12-11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có Công văn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông, các sở giao dịch chứng khoán, các công ty chứng khoán để phối hợp giám sát, ngăn ngừa tin đồn trên thị trường chứng khoán vì thời gian gần đây có nhiều thông tin đưa ra không chính xác, không có cơ sở về thị trường chứng khoán, trong đó có các thông tin chưa chính xác về chính sách của Nhà nước về tài chính, tiền tệ, gây tác động không tốt trên thị trường chứng khoán, ảnh hưởng tới tâm lý và lợi ích của nhà đầu tư.

Trước các diễn biến của thị trường tài chính, tiền tệ vừa qua, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11-2009 diễn ra ngày 1-12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện hiệu quả các biện pháp quản lý thị trường, quản lý chặt chẽ hơn nữa các biến động trên thị trường để đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh…

S.N. (Theo chinhphu.vn)

Tin cùng chuyên mục