Đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương đã khảo sát thực tế rừng tại tỉnh Bắc Kạn để xây dựng báo cáo sơ kết 5 năm triển khai Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư.
Hàng năm, khu vực sản xuất kinh doanh điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, nhưng tiền lương khu vực Nhà nước tăng “nhỏ giọt”, kéo theo khoảng cách bất bình đẳng về tiền lương của công chức nhà nước trong các ngành và lĩnh vực khác nhau. Do đó, triển khai đồng bộ các giải pháp để sớm cải cách chính sách tiền lương là vấn đề rất cấp thiết hiện nay.
Tại hội thảo cấp quốc gia do Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Xây dựng và Cơ quan Phát triển Pháp tại Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 7-3, tại Hà Nội, các chuyên gia đến từ Pháp đã cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi của các đô thị trước tác động của biến đổi khí hậu.
Ngày 20-12, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức hội thảo “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Theo nhiều ý kiến tại hội thảo, cần phải có những giải pháp để tháo gỡ nút thắt để Nghệ An phát triển, đạt được các mục tiêu đề ra.
Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Chính phủ đồng chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ năm với chủ đề “Kinh tế Việt Nam 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức”.
Chiều 15-12, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị quyết 19).
Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Chính phủ đồng chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ năm với chủ đề “Kinh tế Việt Nam 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức”.
Tại hội nghị Đô thị toàn quốc 2022 do Bộ Xây dựng phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức ngày 16-11, đại diện các bộ, ngành, địa phương và các chuyên gia đã đưa ra nhiều kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đô thị hướng đến phát triển bền vững. Trong đó, vấn đề tìm nguồn lực phát triển đô thị được đặc biệt quan tâm.
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW, dù đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng việc thể chế hóa các chủ trương của Đảng, hoàn thiện cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được ban hành đầy đủ, kịp thời; việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập còn mang tính cơ học, hiệu quả hoạt động còn hạn chế.
Theo báo cáo của Ban Kinh tế Trung ương, chỉ riêng hai năm 2020-2021, đại dịch Covid-19 đã làm Việt Nam thiệt hại hơn 500.000 tỷ đồng. Các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa an ninh phi truyền thống hiện hữu ngày càng rõ nét hơn và tác động trực tiếp đến mọi lĩnh vực từ kinh tế, xã hội, văn hóa đến quốc phòng, an ninh.
Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp Công ty CP Phân bón Bình Điền, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) được giao thực hiện, diễn ra vào đúng ngày kỷ niệm 92 năm- thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930- 14/10/2022).
Hiện nay, ngành ngân hàng vẫn đứng trước những thách thức về bài toán đầu tư hiệu quả, sự thay đổi thường xuyên, liên tục về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng và xu hướng tội phạm công nghệ cao với các thủ đoạn ngày càng tinh vi, đến từ khắp nơi trên thế giới.
Sáng 18-9, Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2022 với chủ đề "Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững" đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.
Nhiệm vụ và yêu cầu đặt ra của Ban Chỉ đạo khi thực hiện tổng kết là tham mưu, đề xuất được với Bộ Chính trị ban hành một nghị quyết mới nhằm định hướng phát triển cho vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ trong thời gian tới, phù hợp với bối cảnh tình hình mới và yêu cầu, đòi hỏi mới trong phát triển của vùng và cả nước.
Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW của Ban Bí thư, Ban Kinh tế Trung ương cho biết, 10 năm qua, cả nước đã đưa được 1 triệu người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Bình quân mỗi năm người lao động gửi về lượng kiều hối lên đến 10 tỷ USD.
Ngày 16-8, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ LĐTB-XH, Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam tổ chức hội thảo “Lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài - thực trạng và giải pháp”.
Ngày 5-8, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Thành ủy Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với Chủ đề Phát triển ngành dịch vụ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
“Trong bối cảnh, tình hình mới của đất nước, phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn khá chậm, chưa đáp ứng được kỳ vọng của Trung ương. Hiện đang là “vùng trũng” trong các vùng kinh tế trọng điểm khác của cả nước....”, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nhìn nhận.
Sau gần 20 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW và 10 năm thực hiện Kết luận số 25-KL/TW ngày 2-8-2012 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, đến nay, GRDP của Quảng Ngãi đạt 52.925 tỷ đồng (năm 2021); GRDP bình quân đầu người năm 2021 đạt 3.360USD; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005 - 2021 đạt 10,92%/năm.