Cứu sống bệnh nhân nguy kịch
Ngày 25-10-2014, tai nạn giao thông kinh hoàng xảy ra trên quốc lộ 91 (tỉnh An Giang) khiến bé Nguyễn Quốc Huy văng khỏi bụng mẹ, mất một chân. Chiều hôm ấy, xe cấp cứu đưa bé Huy lên Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM). Trước tình trạng bệnh nhân nguy cấp, bệnh viện khởi động quy trình báo động đỏ, lược bỏ tất cả quy trình, thủ tục vốn có. Nhận thông tin báo động đỏ, các y - bác sĩ, bộ phận liên quan lập tức có mặt. Ca mổ khẩn cấp do bác sĩ Lê Hữu Khánh, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, chủ trì diễn ra suôn sẻ. Nhờ báo động đỏ, bé Huy qua cơn nguy kịch đầu tiên. Sau đó, bé Huy được chuyển đến Khoa hồi sức sơ sinh để tiếp tục thở máy, nuôi ăn qua đường tĩnh mạch. Suốt thời gian bé Huy nằm viện, quy trình báo động đỏ luôn sẵn sàng. Sau 1 tháng, bé Huy hoàn toàn khỏe mạnh. Đây là một trong những ca cấp cứu nổi tiếng có quy trình báo động đỏ tham gia.
Một ca cấp cứu báo động đỏ khác là sản phụ từ huyện Hóc Môn (TPHCM) được chuyển vào Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Thống Nhất trong tình trạng hôn mê, toàn thân co giật… Không chỉ người mẹ mà tính mạng em bé cũng như “chỉ mành treo chuông”. Bệnh viện không có khoa sản - nhi và nếu chuyển viện có thể không kịp cứu người nên lập tức Bệnh viện Thống Nhất phát tín hiệu báo động đỏ, yêu cầu Bệnh viện Hùng Vương hỗ trợ gấp. Bác sĩ Phạm Thị Hải Châu (Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Hùng Vương, từng tham gia xây dựng quy trình báo động đỏ liên viện) nhớ lại: “Qua điện thoại, đồng nghiệp thông báo tim thai rời rạc, tức có thể mất em bé bất cứ lúc nào. Ê kíp chúng tôi chỉ có 5 phút chuẩn bị rồi tức tốc lên xe cấp cứu đến Bệnh viện Thống Nhất. Quá trình hội chẩn, nắm bắt tình hình bệnh nhân đều diễn ra trên xe qua điện thoại”. Ca mổ lấy thai do bác sĩ Châu chủ trì diễn tiến trôi chảy. Các bác sĩ hồi sức nhi kịp thời cứu em bé bị ngạt. Sản phụ sinh bé trai nặng 3,4kg.
Đây là 2 trong hơn 50 trường hợp được cứu sống nhờ các bệnh viện triển khai nhanh giải pháp “Quy trình báo động đỏ nội viện, liên viện”, giúp hoạt động phản ứng nhanh cấp cứu người bệnh trong tình trạng nguy kịch có nguy cơ tử vong cao. Công trình do Phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, khởi xướng.
Lược thủ tục, giảm thời gian
Theo cách thông thường, khi những tình huống như trên xảy ra, Trung tâm Cấp cứu TPHCM sẽ điều phối xe cứu thương đến hiện trường, tiến hành sơ cứu; chuyển người bệnh lên bệnh viện tuyến trên nếu cần thiết. Bác sĩ Tăng Chí Thượng bộc bạch: “Không ít trường hợp do bệnh quá nặng, diễn tiến quá nhanh, dẫn đến bệnh nhân tử vong trên đường chuyển viện, dù các y - bác sĩ đã cố gắng hết sức”.
Cách đây gần 10 năm, lệnh báo động đỏ vang lên tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và bác sĩ Tăng Chí Thượng (khi ấy giữ cương vị giám đốc bệnh viện này) là người phát động, triển khai. Ngay sau đó, nhiều đơn vị y tế khác trên địa bàn TPHCM học hỏi, nhân rộng mô hình và Sở Y tế TP mở rộng quy mô, thực hiện quy trình báo động đỏ nội viện, liên viện tại tất cả cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn TPHCM song song với mạng lưới cấp cứu vệ tinh 115. Một khi báo động đỏ vận hành, nơi phát lệnh cũng như nhận lệnh sẽ đơn giản hóa mọi thủ tục, từ giấy tờ, phương tiện đến nhân lực. Báo động đỏ liên viện áp dụng đối với những ca cấp cứu đa chấn thương, tai biến sản khoa nghiêm trọng, cần chuyên khoa của nhiều bệnh viện phối hợp xử lý khẩn cấp. Lực lượng “đóng chốt” là những bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, phẫu thuật viên giỏi…
Phó giáo sư - tiến sĩ Phan Minh Tân, Phó Chủ tịch Hội liên hiệp Các hội Khoa học kỹ thuật TPHCM, nhận xét giải pháp trên góp phần xây dựng quy trình cấp cứu điều trị hiệu quả cho bệnh nhân nguy kịch thông qua việc kết nối nhiều bệnh viện, huy động nhiều nguồn lực trong thời gian ngắn nhất. Nói cách khác, quy trình báo động đỏ tạo mối liên kết hợp lý, khoa học, hiệu quả từ một hay nhiều bệnh viện.
Ngày 25-10-2014, tai nạn giao thông kinh hoàng xảy ra trên quốc lộ 91 (tỉnh An Giang) khiến bé Nguyễn Quốc Huy văng khỏi bụng mẹ, mất một chân. Chiều hôm ấy, xe cấp cứu đưa bé Huy lên Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM). Trước tình trạng bệnh nhân nguy cấp, bệnh viện khởi động quy trình báo động đỏ, lược bỏ tất cả quy trình, thủ tục vốn có. Nhận thông tin báo động đỏ, các y - bác sĩ, bộ phận liên quan lập tức có mặt. Ca mổ khẩn cấp do bác sĩ Lê Hữu Khánh, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, chủ trì diễn ra suôn sẻ. Nhờ báo động đỏ, bé Huy qua cơn nguy kịch đầu tiên. Sau đó, bé Huy được chuyển đến Khoa hồi sức sơ sinh để tiếp tục thở máy, nuôi ăn qua đường tĩnh mạch. Suốt thời gian bé Huy nằm viện, quy trình báo động đỏ luôn sẵn sàng. Sau 1 tháng, bé Huy hoàn toàn khỏe mạnh. Đây là một trong những ca cấp cứu nổi tiếng có quy trình báo động đỏ tham gia.
Một ca cấp cứu báo động đỏ khác là sản phụ từ huyện Hóc Môn (TPHCM) được chuyển vào Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Thống Nhất trong tình trạng hôn mê, toàn thân co giật… Không chỉ người mẹ mà tính mạng em bé cũng như “chỉ mành treo chuông”. Bệnh viện không có khoa sản - nhi và nếu chuyển viện có thể không kịp cứu người nên lập tức Bệnh viện Thống Nhất phát tín hiệu báo động đỏ, yêu cầu Bệnh viện Hùng Vương hỗ trợ gấp. Bác sĩ Phạm Thị Hải Châu (Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Hùng Vương, từng tham gia xây dựng quy trình báo động đỏ liên viện) nhớ lại: “Qua điện thoại, đồng nghiệp thông báo tim thai rời rạc, tức có thể mất em bé bất cứ lúc nào. Ê kíp chúng tôi chỉ có 5 phút chuẩn bị rồi tức tốc lên xe cấp cứu đến Bệnh viện Thống Nhất. Quá trình hội chẩn, nắm bắt tình hình bệnh nhân đều diễn ra trên xe qua điện thoại”. Ca mổ lấy thai do bác sĩ Châu chủ trì diễn tiến trôi chảy. Các bác sĩ hồi sức nhi kịp thời cứu em bé bị ngạt. Sản phụ sinh bé trai nặng 3,4kg.
Đây là 2 trong hơn 50 trường hợp được cứu sống nhờ các bệnh viện triển khai nhanh giải pháp “Quy trình báo động đỏ nội viện, liên viện”, giúp hoạt động phản ứng nhanh cấp cứu người bệnh trong tình trạng nguy kịch có nguy cơ tử vong cao. Công trình do Phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, khởi xướng.
Lược thủ tục, giảm thời gian
Theo cách thông thường, khi những tình huống như trên xảy ra, Trung tâm Cấp cứu TPHCM sẽ điều phối xe cứu thương đến hiện trường, tiến hành sơ cứu; chuyển người bệnh lên bệnh viện tuyến trên nếu cần thiết. Bác sĩ Tăng Chí Thượng bộc bạch: “Không ít trường hợp do bệnh quá nặng, diễn tiến quá nhanh, dẫn đến bệnh nhân tử vong trên đường chuyển viện, dù các y - bác sĩ đã cố gắng hết sức”.
Cách đây gần 10 năm, lệnh báo động đỏ vang lên tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và bác sĩ Tăng Chí Thượng (khi ấy giữ cương vị giám đốc bệnh viện này) là người phát động, triển khai. Ngay sau đó, nhiều đơn vị y tế khác trên địa bàn TPHCM học hỏi, nhân rộng mô hình và Sở Y tế TP mở rộng quy mô, thực hiện quy trình báo động đỏ nội viện, liên viện tại tất cả cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn TPHCM song song với mạng lưới cấp cứu vệ tinh 115. Một khi báo động đỏ vận hành, nơi phát lệnh cũng như nhận lệnh sẽ đơn giản hóa mọi thủ tục, từ giấy tờ, phương tiện đến nhân lực. Báo động đỏ liên viện áp dụng đối với những ca cấp cứu đa chấn thương, tai biến sản khoa nghiêm trọng, cần chuyên khoa của nhiều bệnh viện phối hợp xử lý khẩn cấp. Lực lượng “đóng chốt” là những bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, phẫu thuật viên giỏi…
Phó giáo sư - tiến sĩ Phan Minh Tân, Phó Chủ tịch Hội liên hiệp Các hội Khoa học kỹ thuật TPHCM, nhận xét giải pháp trên góp phần xây dựng quy trình cấp cứu điều trị hiệu quả cho bệnh nhân nguy kịch thông qua việc kết nối nhiều bệnh viện, huy động nhiều nguồn lực trong thời gian ngắn nhất. Nói cách khác, quy trình báo động đỏ tạo mối liên kết hợp lý, khoa học, hiệu quả từ một hay nhiều bệnh viện.
Báo động đỏ liên viện là quy trình phối hợp, hỗ trợ khẩn cấp giữa các bệnh viện nhằm cấp cứu người bệnh trong tình trạng nguy kịch; cần sự phối hợp, can thiệp từ chuyên gia thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau. Báo động đỏ nội viện là quy trình phối hợp, hỗ trợ khẩn cấp giữa các khoa trong một bệnh viện nhằm cấp cứu bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch. Quy trình báo động đỏ yêu cầu các y - bác sĩ, bộ phận liên quan có mặt tại phòng mổ trong thời gian sớm nhất có thể. Khi tham gia báo động đỏ, y - bác sĩ có thể bỏ qua một số khâu thông thường, như hội chẩn, xét nghiệm máu, siêu âm…
Giải nhất Hội thi Sáng tạo kỹ thuật TPHCM - lần thứ 24 - 2017
Đề tài “Quy trình báo động đỏ nội viện, liên viện giúp hoạt động phản ứng nhanh trong cấp cứu người bệnh trong tình trạng nguy kịch có nguy cơ tử vong cao tại bệnh viện và liên viện” của Phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, đạt giải nhất hội thi Sáng tạo kỹ thuật TPHCM - lần thứ 24- 2017.
Hội thi có 88 đề tài, giải pháp thuộc nhiều lĩnh vực (y tế, công nghệ sinh học và nông nghiệp; công nghệ môi trường; công nghệ hóa học, giáo dục - hướng nghiệp...). Trong đó, tác giả của 20 đề tài, giải pháp vinh dự nhận giải thưởng. Theo đánh giá của ban tổ chức, tất cả công trình tham dự hội thi đều có ý nghĩa khoa học, đáp ứng các tiêu chí: mới, sáng tạo, hiệu quả kinh tế - xã hội và tính ứng dụng trong sản xuất, thương mại.
Đề tài “Quy trình báo động đỏ nội viện, liên viện giúp hoạt động phản ứng nhanh trong cấp cứu người bệnh trong tình trạng nguy kịch có nguy cơ tử vong cao tại bệnh viện và liên viện” của Phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, đạt giải nhất hội thi Sáng tạo kỹ thuật TPHCM - lần thứ 24- 2017.
Hội thi có 88 đề tài, giải pháp thuộc nhiều lĩnh vực (y tế, công nghệ sinh học và nông nghiệp; công nghệ môi trường; công nghệ hóa học, giáo dục - hướng nghiệp...). Trong đó, tác giả của 20 đề tài, giải pháp vinh dự nhận giải thưởng. Theo đánh giá của ban tổ chức, tất cả công trình tham dự hội thi đều có ý nghĩa khoa học, đáp ứng các tiêu chí: mới, sáng tạo, hiệu quả kinh tế - xã hội và tính ứng dụng trong sản xuất, thương mại.