Bảo hiểm mô tô, xe máy: Hạn chế rủi ro cho “thượng đế”

Nạn trộm cắp xe máy có thể xảy ra đối với bất cứ ai, vào bất cứ thời điểm nào… đang làm đau đầu các chủ xe cá nhân. Vì vậy, việc ra đời loại hình dịch vụ bảo hiểm mô tô, xe máy sẽ đem đến “quyền được an tâm”, giúp các “khổ chủ” hạn chế tổn thất về tài sản nếu không may họ gặp rủi ro ngoài mong muốn.

Nạn trộm cắp xe máy có thể xảy ra đối với bất cứ ai, vào bất cứ thời điểm nào… đang làm đau đầu các chủ xe cá nhân. Vì vậy, việc ra đời loại hình dịch vụ bảo hiểm mô tô, xe máy sẽ đem đến “quyền được an tâm”, giúp các “khổ chủ” hạn chế tổn thất về tài sản nếu không may họ gặp rủi ro ngoài mong muốn.

Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực còn khá mới mẻ này, bà Đỗ thị Kim Liên – Tổng Giám đốc Công ty CP Bảo hiểm AAA đã “mở lòng” để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về “sản phẩm” bảo vệ rủi ro cho những ai đang sở hữu tài sản là mô tô, xe máy.

Giữ tài sản giùm bạn

Theo vị nữ doanh nhân thành đạt này, từ 3 năm trước, Bảo hiểm AAA đã ra mắt dòng sản phẩm “Bảo hiểm Tổn thất Toàn bộ & Mất cắp Mô tô, xe máy” với mong muốn đồng hành cùng chủ xe bảo vệ xe máy và đảm bảo quyền lợi tối đa khi có sự cố xảy ra. Tuy nhiên, khi tung sản phẩm này ra thị trường còn không ít khó khăn. Bởi đơn giản, ý thức của người dân đến nay vẫn còn nặng tâm lý “mất bò rồi mới lo làm chuồng”. Người tiêu dùng vẫn còn tâm lý “phòng thủ”, một mặt vì đời sống khó khăn, mặt khác họ luôn mang trong mình tâm lý mua bảo hiểm thì dễ lấy tiền bảo hiểm thì khó; số còn lại thiếu thông tin về sản phẩm…

Với số lượng xe máy của cả nước lên đến hơn 30 triệu chiếc cho chúng ta thấy bình quân mỗi gia đình sở hữu ít nhất một xe máy. Trong khi đó, phí bảo hiểm cho “sản phẩm” mất cắp mô tô, xe máy chỉ khoảng tương đương một tô phở đặc biệt, nhưng người dân không mặn mà với “sản phẩm” này, thậm chí “quay lưng” với nỗi lo của chính họ. Bà Liên cũng thừa nhận về sự tồn tại của “thói quen khó thay đổi” này. Là doanh nghiệp sở hữu sản phẩm bảo hiểm mất cắp mô tô, xe máy duy nhất hiện nay trên thị trường, AAA luôn nỗ lực trong việc hướng đến lợi ích cộng đồng, đặt mục tiêu bảo vệ tài sản của người dân như tài sản của chính mình lên hàng đầu.

“Từ ý nghĩa đó, khi xây dựng sản phẩm “Bảo hiểm Tổn thất Toàn bộ & Mất cắp Mô tô, xe máy”, chúng tôi chú trọng trong việc thiết lập các quy tắc bảo hiểm, vừa đảm bảo tuân thủ tính pháp lý của Nhà nước vừa phù hợp với túi tiền của người dân lao động với mức phí có thể chấp nhận được. Tôi cho rằng cái chính là người dân có nhận thức được đầy đủ những quyền lợi khi tham gia vào sản phẩm này hay không, đó là tính quyết định”, bà Liên tâm sự.

Cần nói rõ rằng, bảo hiểm chỉ là một công cụ hỗ trợ chứ không phải công cụ toàn diện. Một nhận thức khá phổ biến của người dân từ trước đến nay đều cho rằng khi tham gia bảo hiểm có nghĩa là phải được bảo hiểm tất cả chứ không cần biết đó là những rủi ro thực sự, rủi ro mang tính chủ quan hoặc khách quan, hay đó chỉ là sự cẩu thả, sự thiếu trách nhiệm trong sinh hoạt cuộc sống gây ra những thiệt hại đó.

Nâng cao niềm tin cộng đồng với bảo hiểm

Đời sống càng hiện đại bao nhiêu thì những nguy cơ rủi ro phát sinh càng lớn bấy nhiêu. Vì vậy, mỗi người cần tìm kiếm những giải pháp hỗ trợ, những biện pháp chuyển giao, chia sẻ rủi ro để chúng ta yên tâm hơn trong cuộc sống. Hiện nay, cũng không ít người tìm đến dịch vụ bảo hiểm nhưng vấn đề giải quyết bồi thường theo kiểu “né tránh” hoặc “đá trách nhiệm” của các công ty bảo hiểm đang là một trong những mối lo ngại lớn của khách hàng.

Là đơn vị có “thâm niên” trong ngành bảo hiểm phi nhân thọ, bà Liên cho rằng đây đúng là “hai mặt của một vấn đề”. Các công ty bảo hiểm có những yếu kém nhất định khi để thời gian bồi thường kéo dài, thiếu tính kịp thời. Ngoài ra, thủ tục hành chính của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm còn nhiều ràng buộc nên chưa đạt sự thông thoáng nhất định trong dịch vụ bảo hiểm được.

MINH ĐAN

Tin cùng chuyên mục