Mặc dù ai cũng biết chắc chắn VTV sẽ có bản quyền, nhưng việc hoàn thành hợp đồng quá chậm một lần nữa cho thấy vấn đề về BQTH trong bóng đá tại Việt Nam vẫn đang đứng bên lề cuộc chơi chung của thế giới.
Nhiều người cho rằng vướng mắc lớn nhất chính là ở chi phí. Mức chênh lệch lên đến hơn 100 tỷ đồng giữa giá bán và mua rõ ràng là con số buộc VTV phải cân nhắc. Nhưng bản chất vấn đề cũng từ sự chênh lệch này mà ra. Đối tác sở hữu BQTH World Cup chắc chắn có lý do để đưa ra một mức giá bán cao. Là những nhà kinh doanh chuyên nghiệp, họ không thể đưa ra con số dựa trên những phỏng đoán cảm tính mà buộc phải đưa ra mức giá có thể bán được. Để làm như thế, họ phải có đầy đủ số liệu người xem bóng đá quốc tế tại Việt Nam, có bảng giá quảng cáo ở các đài truyền hình miễn phí như VTV và cũng có luôn nguồn thu thật từ thuê bao của hệ thống truyền hình trả tiền (Pay TV). Trong kinh doanh có câu “người bán luôn đúng” nên khó có chuyện họ sẽ để cho VTV hay các đài tại Việt Nam ép phải giảm giá theo kiểu “đi chợ chiều 30 Tết”.
Nhiều người cho rằng vướng mắc lớn nhất chính là ở chi phí. Mức chênh lệch lên đến hơn 100 tỷ đồng giữa giá bán và mua rõ ràng là con số buộc VTV phải cân nhắc. Nhưng bản chất vấn đề cũng từ sự chênh lệch này mà ra. Đối tác sở hữu BQTH World Cup chắc chắn có lý do để đưa ra một mức giá bán cao. Là những nhà kinh doanh chuyên nghiệp, họ không thể đưa ra con số dựa trên những phỏng đoán cảm tính mà buộc phải đưa ra mức giá có thể bán được. Để làm như thế, họ phải có đầy đủ số liệu người xem bóng đá quốc tế tại Việt Nam, có bảng giá quảng cáo ở các đài truyền hình miễn phí như VTV và cũng có luôn nguồn thu thật từ thuê bao của hệ thống truyền hình trả tiền (Pay TV). Trong kinh doanh có câu “người bán luôn đúng” nên khó có chuyện họ sẽ để cho VTV hay các đài tại Việt Nam ép phải giảm giá theo kiểu “đi chợ chiều 30 Tết”.
Có lý luận cho rằng “không bán cho VTV thì chẳng bán được cho ai”, đại ý là chúng ta cứ chờ giảm giá, kiểu gì cũng được mua giá rẻ. Thực tế thì nếu đối tác nước ngoài không bán, thiệt hại đầu tiên thuộc về người hâm mộ bóng đá đại chúng Việt Nam, vì sẽ không được xem World Cup, “món ăn quen thuộc” từ năm 1994 đến nay. Kế đến, không xem chính thức thì chuyển sang “xem lậu”, làm xấu thêm thị trường BQTH tại Việt Nam trong mắt giới kinh doanh quốc tế, chưa kể sẽ làm tăng thói quen “xem lậu” ở người hâm mộ. Trong khi đó, chưa chắc đối tác không bán nghĩa là họ sẽ thua lỗ bởi với việc đã bán xong từ sớm cho 25 quốc gia khác, có thể họ đã có lãi từ lâu nên chẳng có lý do để giảm giá tại thị trường Việt Nam.
Việc kéo dài đàm phán có thể giúp giảm chi phí mua nhưng cũng đồng thời làm tăng phí cơ hội. Có bản quyền sớm, việc đàm phán hợp đồng quảng cáo bao giờ cũng tốt hơn đợi đến cận ngày. Thời gian khai thác quảng cáo thay vì có thể bắt đầu từ trước khi bóng lăn với các chương trình đồng hành thì lại chỉ gói gọn trong quá trình thi đấu.
Nếu chưa có trong tay bản quyền, thì chưa chắc VTV có thể tiến hành đàm phán với hệ thống truyền hình trả tiền (Pay TV) trong việc truyền dẫn hoặc mua lại quyền phát sóng... Tựu trung, chúng ta chủ yếu nhìn vào chi phí giá, có thể vì không kiểm soát một cách rõ ràng nguồn thu. Thế nên mới có chuyện VTV luôn đặt vấn đề “phục vụ người hâm mộ” khi giải thích sự chậm trễ của việc mua bản quyền World Cup.
Phân tích như vậy để thấy thị trường BQTH thể thao ở Việt Nam luôn đứng bên lề cuộc chơi chung, thành thử cứ “đến hẹn lại lên” là bị đối tác nước ngoài ép giá dù là với các bản quyền hàng năm hay ở những sự kiện đã được biết trước sớm như World Cup, EURO…
Nếu chúng ta có một thị trường truyền hình thể thao minh bạch, rõ ràng từ nguồn thu thuê bao, quảng cáo và thực hiện tốt việc bảo vệ bản quyền, chắc chắn không có chuyện chênh lệch lớn giá bán - mua khi mà cả 2 phía đều biết rõ các con số thực tế lẫn tiềm năng. Ngược lại, do không có được một môi trường minh bạch như vậy nên các nhà đài ở Việt Nam luôn bị đặt trong tình trạng “buộc phải mua” mà vẫn có thể bị đối tác “nắm đằng chuôi”. Nói đúng hơn, chính chúng ta tự biến mình thành người mua thụ động và phải chờ đợi nhiều từ sự “cảm thông” của người bán.
Việc kéo dài đàm phán có thể giúp giảm chi phí mua nhưng cũng đồng thời làm tăng phí cơ hội. Có bản quyền sớm, việc đàm phán hợp đồng quảng cáo bao giờ cũng tốt hơn đợi đến cận ngày. Thời gian khai thác quảng cáo thay vì có thể bắt đầu từ trước khi bóng lăn với các chương trình đồng hành thì lại chỉ gói gọn trong quá trình thi đấu.
Nếu chưa có trong tay bản quyền, thì chưa chắc VTV có thể tiến hành đàm phán với hệ thống truyền hình trả tiền (Pay TV) trong việc truyền dẫn hoặc mua lại quyền phát sóng... Tựu trung, chúng ta chủ yếu nhìn vào chi phí giá, có thể vì không kiểm soát một cách rõ ràng nguồn thu. Thế nên mới có chuyện VTV luôn đặt vấn đề “phục vụ người hâm mộ” khi giải thích sự chậm trễ của việc mua bản quyền World Cup.
Phân tích như vậy để thấy thị trường BQTH thể thao ở Việt Nam luôn đứng bên lề cuộc chơi chung, thành thử cứ “đến hẹn lại lên” là bị đối tác nước ngoài ép giá dù là với các bản quyền hàng năm hay ở những sự kiện đã được biết trước sớm như World Cup, EURO…
Nếu chúng ta có một thị trường truyền hình thể thao minh bạch, rõ ràng từ nguồn thu thuê bao, quảng cáo và thực hiện tốt việc bảo vệ bản quyền, chắc chắn không có chuyện chênh lệch lớn giá bán - mua khi mà cả 2 phía đều biết rõ các con số thực tế lẫn tiềm năng. Ngược lại, do không có được một môi trường minh bạch như vậy nên các nhà đài ở Việt Nam luôn bị đặt trong tình trạng “buộc phải mua” mà vẫn có thể bị đối tác “nắm đằng chuôi”. Nói đúng hơn, chính chúng ta tự biến mình thành người mua thụ động và phải chờ đợi nhiều từ sự “cảm thông” của người bán.