Bệnh thận mạn tính: Kẻ giết người thầm lặng

Trong một buổi hội thảo mới đây về “Nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bệnh thận mạn tính (BTMT)” được tổ chức tại Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương TPHCM, các chuyên gia cảnh báo rằng BTMT ngày càng có xu hướng gia tănga ở nước ta và là bệnh không thể chữa khỏi, cần được chăm sóc suốt đời. Tuy không nguy cấp nhưng BTMT khiến chất lượng sống của người bệnh giảm sút và tốn kém chi phí lớn trong quá trình điều trị.

Trong một buổi hội thảo mới đây về “Nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bệnh thận mạn tính (BTMT)” được tổ chức tại Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương TPHCM, các chuyên gia cảnh báo rằng BTMT ngày càng có xu hướng gia tănga ở nước ta và là bệnh không thể chữa khỏi, cần được chăm sóc suốt đời. Tuy không nguy cấp nhưng BTMT khiến chất lượng sống của người bệnh giảm sút và tốn kém chi phí lớn trong quá trình điều trị.

Cứ 10 người thì có 1 người mắc

Theo các bác sĩ chuyên khoa về Thận - Tiết niệu, BTMT là quá trình suy giảm chức năng thận dưới mức bình thường. Khi mắc BTMT, thận không thể loại bỏ các chất thải cũng như mất chức năng kiểm soát lượng nước của cơ thể, lượng muối trong máu và canxi. Các chất thải sẽ tồn đọng trong cơ thể và gây hại cho người bệnh. BTMT  thường xảy ra đột ngột và phát triển từ từ, bệnh tiến triển chậm và thường không xuất hiện triệu chứng cho tới khi đã ở tình trạng nguy hiểm gây hại cho người bệnh. PGS Phạm Văn Bùi, Chủ tịch Hội Lọc máu Việt Nam, cho biết trên thế giới có khoảng 10% dân số mắc bệnh này. Tại Việt Nam hiện nay có khoảng 26.000 người mắc BTMT giai đoạn cuối phải chạy thận nhân tạo, chiếm 0,016% dân số. Mặc dù đây là một bệnh không lây nhưng rất thường gặp, cứ 10 người sẽ có 1 người mắc phải. Tuy độ nặng của bệnh thận có thể khác nhau, song điều quan trọng cần biết là BTMT là bệnh không thể chữa khỏi, khiến bệnh nhân cần được chăm sóc suốt đời.

Người mắc bệnh nếu muốn kéo dài thời gian sống phải chạy thận nhân tạo. Nhưng hầu như những người mắc bệnh thường phải đối mặt với nguy cơ tử vong sớm vì không có điều kiện chữa trị, bởi chi phí cho mỗi lần chạy thận nhân tạo cũng khá cao, từ 800.000 đồng - 1 triệu đồng và phải lọc máu, chạy thận nhân tạo từ 2 - 3 lần/tháng. Trong khi đó, người mắc BTMT sức khỏe giảm sút nhanh chóng, không thể lao động được nên chi phí này là gánh nặng khá lớn đối với đa số người bệnh.

Bệnh nhân chạy thận tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Ảnh: MINH VƯƠNG

Thừa cân, béo phì là thủ phạm?

Thông thường, cao huyết áp, bệnh tiểu đường, viêm cầu thận… là nguyên nhân chính gây ra BTMT. Nhưng mới đây, ngày Thận học quốc tế được tổ chức vào 9-3 tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM, Tổ chức Y tế thế giới đã lên tiếng cảnh báo về mối liên quan giữa hai bệnh lý béo phì và thận. Theo TS-BS Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai, thừa cân, béo phì là nguyên nhân của rất nhiều bệnh không lây nhiễm, các bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, đột quỵ, các bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, đặc biệt là nguy cơ liên quan đến bệnh đái tháo đường tuýp 2 và nhiều bệnh ung thư khác. Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, tăng huyết áp và tiểu đường tuýp 2 là nguyên nhân của 2/3 tổng số các ca suy thận, đặc biệt là suy thận giai đoạn cuối. Ngoài ra, béo phì có thể gây tổn hại đến chức năng thận trước khi tiểu đường và tăng huyết áp tác động tiêu cực lên thận và là nguyên nhân chính gây ra bệnh về thận.

Tại Việt Nam, số người mắc bệnh về thận chiếm 7% dân số và hầu hết rơi vào những người có hội chứng rối loạn chuyển hóa là bệnh nhân thừa cân, béo phì, bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường  (đặc biệt là tiểu đường tuýp 2). Ở nước ta, những năm 2008-2010, bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối và chạy thận nhân tạo chiếm khoảng 6% - 8% trên tổng số người mắc bệnh về thận, nhưng đến năm 2016, tỷ lệ đó đã tăng lên đến 14% - 16%. Theo ước tính đến năm 2020, tỷ lệ BTMT ở giai đoạn cuối phải điều trị có thể lên đến 30% - 40%. “Như vậy, chúng ta đang phải đối mặt với bệnh không lây nhiễm là béo phì, thừa cân và là nguyên nhân chính gây nên suy thận”, TS-BS Nguyễn Hữu Dũng nhấn mạnh.

Còn theo PGS Phạm Văn Bùi, hiện trên thế giới có khoảng 600 triệu người đang bị béo phì, trong số đó có đến 220 triệu trẻ em. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, 83% người béo phì có nguy cơ bị BTMT. Béo phì đã được xác định là yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh chính gây biến chứng BTMT và BTMT giai đoạn cuối như là đái tháo đường, tăng huyết áp và sỏi thận.

Trước thực trạng trên, các chuyên gia y tế nhìn nhận công tác dự phòng có vai trò quan trọng để giảm tỷ lệ người mắc BTMT cũng như kéo dài sự sống khi mắc phải. Đặc biệt, người dân cần kiểm soát cân nặng thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý và tăng vận động hàng ngày. Với những người đang trong tình trạng thừa cân, béo phì, cần cải thiện sức khỏe ngay bằng cách giảm cân, càng gần với cân nặng bình thường thì càng có lợi cho sức khỏe.

 Người nước ngoài đổ về Việt Nam chạy thận

Theo BS Võ Đức Chiến, Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, hiện nay bệnh viện đang tiếp nhận 138 bệnh nhân đến chạy thận, điều trị nội trú. Bệnhviện Nguyễn Tri Phương đã thành lập Khoa Lọc máu vào năm 2015, lúc đầu chỉ với 2 máy chạy thận nhân tạo, đến nay khoa đã có 35 máy. Riêng Trung tâm Lọc máu kỹ thuật cao được thành lập mới đây, ngày 14-8-2016, với quy mô 20 máy lọc máu, công suất phục vụ 50 - 60 bệnh nhân/ngày. Đây là trung tâm được đánh giá là có trang thiết bị hiện đại nhất Việt Nam, màng lọc nội độc tố, sử dụng một lần - nước siêu tinh khiết. Quy trình lọc máu thường xuyên được các chuyên gia Nhật Bản qua huấn luyện và kiểm tra định kỳ, bắt buộc phải tuân thủ theo tiêu chuẩn Nhật Bản.

Từ ngày thành lập đến nay, trung tâm đã tiếp nhận điều trị cho 31 bệnh nhân, trong đó có cả bệnh nhân người nước ngoài và Việt kiều. Hiện trung tâm cũng đã nhận được những “đặt hàng” của du khách nước ngoài có chỉ định lọc máu, khi họ qua Việt Nam du lịch, sẽ chọn trung tâm làm nơi điều trị.

THÀNH SƠN

Tin cùng chuyên mục