Một trong những vấn đề được các đại biểu quan tâm là tăng cường rà soát, bổ sung các cơ chế, chính sách khuyến khích sản xuất và bảo vệ thị trường trong nước. Bởi lẽ, chỉ khi xây dựng và phát triển được đội ngũ doanh nghiệp (DN) mạnh, với những sản phẩm ưu việt mới có thể cạnh tranh tốt hơn trong giai đoạn mới.
Người tiêu dùng chọn mua xúc xích Vissan tại một cửa hàng ở TPHCM. Ảnh: CAO THĂNG
Tăng cường xúc tiến hàng Việt Theo ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương CVĐ, trong năm 2017, Ban chỉ đạo Trung ương CVĐ đã tập trung triển khai các nhiệm vụ của CVĐ như ban hành văn bản quy phạm pháp luật chỉ đạo, triển khai CVĐ; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, quảng bá hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt; theo dõi việc triển khai CVĐ tại các bộ ngành và tỉnh thành. Cụ thể, nhiều bộ ngành, địa phương trên cả nước đã triển khai các chương trình, hoạt động hưởng ứng CVĐ. Trong đó, Bộ Công thương phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam xây dựng kế hoạch, tổ chức cuộc thi sáng tác biểu tượng (logo) CVĐ; tổ chức chương trình “Nhận diện hàng Việt Nam”; thành lập tổ thực hiện dự án “Khảo sát, đánh giá, kiến nghị chính sách, truyền thông đối với nhóm hàng dệt may hướng tới người tiêu dùng trong nước”. Đặc biệt, Bộ Công thương triển khai chương trình xét tặng giải thưởng “Sản phẩm dịch vụ thương hiệu Việt tiêu biểu hưởng ứng CVĐ” lần thứ 2, được dư luận quan tâm. Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải, Phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương CVĐ, cho biết thêm trong năm 2017, bên cạnh việc tập trung thông tin, tuyên truyền, bộ cũng đã xây dựng cơ chế hỗ trợ DN và người tiêu dùng trong nước đáp ứng với các quy định của WTO; đẩy mạnh công tác quản lý thị trường. Theo đó, Bộ Công thương đã phối hợp với các địa phương xây dựng được gần 100 điểm bán hàng Việt tại 52 tỉnh, thành; tổ chức 50 hội nghị kết nối cung cầu và 40 lớp đào tạo bán hàng cho các hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể… Nhờ đó, đến nay, tỷ lệ hàng Việt tại các kênh phân phối tăng rất cao, riêng siêu thị trên 90%. Tương tự, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các cơ quan báo chí trung ương và địa phương tuyên truyền về các cơ chế chính sách nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, sản xuất thử nghiệm, kinh doanh, dịch vụ của các DN; tạo điều kiện nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm trong nước. Đẩy mạnh tuyên truyền về ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật; xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý, bảo hộ thương hiệu hàng hóa trong nước, giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết. Được đánh giá là một trong những đơn vị tích cực trong việc triển khai CVĐ, Đảng ủy Khối DN Trung ương đã tiếp tục vận động các DN, ngân hàng trong khối ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau. Kết quả, có 13 tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng ký kết 1.322 lượt hợp đồng, cam kết hợp tác ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau trên nhiều lĩnh vực như xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, may mặc, sản xuất nông lâm nghiệp, giao thông vận tải, thương mại dịch vụ… Các đảng ủy cũng đã lãnh đạo, chỉ đạo đề ra nhiều giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ trên thị trường; chủ động đi đầu trong đổi mới công nghệ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm; phát triển kênh phân phối, tạo điều kiện thuận lợi để sản phẩm đến với người tiêu dùng mọi lúc, mọi nơi. Các tỉnh, thành cũng thực hiện nhiều hoạt động phong phú như tổ chức nhiều hội chợ, triển lãm, đưa hàng Việt về nông thôn; tổ chức triển lãm và tư vấn về hàng thật, hàng giả để người tiêu dùng nâng cao sự nhận biết về sản phẩm. Phía các DN, các hiệp hội tiếp tục mở rộng việc thực hiện đề án “Quy trình xác thực chống hàng giả”, hiện đã tổ chức dán tem chống hàng giả tại 2 công ty (Công ty CP Khóa Việt Tiệp và Công ty CP Dịch vụ thương mại và du lịch quốc tế Ngôi sao), cho kết quả tốt và đang tuyên truyền để mở rộng việc áp dụng tại các địa phương khác như Hà Nội, TPHCM. Hàng Việt phải tốt Bên cạnh kết quả đạt được, theo nhận định của bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương CVĐ, vẫn còn nhiều tồn tại, khó khăn trong việc triển khai CVĐ. Đó là, một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác chỉ đạo thực hiện CVĐ, một số hoạt động hưởng ứng CVĐ chưa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của một số ngành. Trên thị trường, tình trạng hàng nhái, hàng giả, hàng nhập lậu, kém chất lượng vẫn chưa được kiểm soát. Có không ít nhóm hàng Việt chưa thực sự thu hút người tiêu dùng về mẫu mã, chất lượng, giá cả. Nhiều DN còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng bán hàng, chăm sóc khách hàng nên hiệu quả xúc tiến thương mại chưa cao.. Bà Trương Thị Ngọc Ánh cho biết, thời gian tới, Ban chỉ đạo Trung ương CVĐ sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về CVĐ; tiếp tục triển khai thực hiện và giám sát thực hiện đề án “Phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ”, đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. Các bộ ngành được yêu cầu tăng cường rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách khuyến khích sản xuất và bảo vệ thị trường trong nước phù hợp với các quy định của WTO. Tăng cường các hoạt động quản lý thị trường, hải quan, thuế; xử lý nghiêm hành vi vi phạm về chất lượng sản phẩm, hàng nhập lậu. Là thành viên đoàn khảo sát tại các DN về việc triển khai thực hiện CVĐ vào cuối năm 2017 vừa qua, Giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho rằng, để người dân yên tâm sử dụng hàng Việt thì chất lựợng hàng Việt phải không ngừng hoàn thiện. Mặt khác, phải tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người dân thêm tin yêu hàng Việt. Liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, theo quan điểm của ông Nguyễn Tấn Bỉnh, với mức sống và thu nhập của người dân hiện nay, nếu chúng ta tổ chức sản xuất các loại nông sản đạt chuẩn VietGAP đã là rất tốt. Riêng tại các trường học cần ưu tiên sử dụng thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Ý tưởng thiết kế các con đường ẩm thực vào cuối tuần là phù hợp và thuận lợi, nhưng cần tổ chức kiểm tra an toàn thực phẩm nghiêm ngặt nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và du khách. Nhìn lại 1 năm thực hiện CVĐ tại TPHCM, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Võ Thị Dung nhấn mạnh, CVĐ đã tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng DN và người tiêu dùng. Từ CVĐ, nhiều DN đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân. Tuy vậy, dù CVĐ đã đi qua 8 năm nhưng hiệu quả còn rất hạn chế. Mức độ người dân hiểu và ưu tiên dùng hàng Việt không tăng mà còn có chiều hướng giảm. Do vậy, TPHCM xác định việc tổ chức triển khai CVĐ phải được thực hiện thường xuyên hơn. Nên có sự nghiên cứu, phân công người có trách nhiệm tổ chức thực hiện CVĐ ở cấp phường để có đầu mối liên hệ. Để hàng Việt có sức sống, tạo sự cạnh tranh tốt hơn trên thị trường, ngoài việc tập trung phát triển sản xuất kinh doanh, các DN và quận huyện phải chú trọng hơn nữa đến công tác xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm. Chỉ như vậy, người tiêu dùng mới nhớ đến sản phẩm, từ đó quyết định hành vi lựa chọn và sử dụng hàng Việt.
Ban hành nghị định về xuất xứ hàng hóa
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa. Đối tượng áp dụng là thương nhân, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến xuất xứ hàng hóa.
Trong đó, nghị định quy định hàng hóa được coi là có xuất xứ khi thuộc một trong các trường hợp sau: Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ theo quy định; hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ, nhưng đáp ứng các quy định. Thương nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận (GCN) xuất xứ hàng hóa lần đầu phải đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan, tổ chức cấp GCN xuất xứ hàng hóa và chỉ được xem xét cấp GCN xuất xứ hàng hóa khi đã đăng ký hồ sơ thương nhân đầy đủ và hợp lệ.
Nghị định này cũng quy định các cơ quan, tổ chức cấp GCN xuất xứ hàng hóa có thể áp dụng các biện pháp chống gian lận xuất xứ đối với 3 trường hợp: Tạm dừng cấp GCN xuất xứ hàng hóa trong 3 tháng, kể từ lần đầu tiên thương nhân đăng tải các thông tin, dữ liệu không liên quan đến cấp GCN xuất xứ hàng hóa trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử; tạm dừng cấp GCN xuất xứ hàng hóa trong 6 tháng, kể từ ngày phát hiện thương nhân sử dụng chứng từ giả hoặc kê khai gian lận khi đề nghị cấp GCN; thu hồi GCN đã cấp và tạm dừng cấp trong 6 tháng kể từ ngày thương nhân không hợp tác, không cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ hoặc cung cấp sai thông tin chứng minh xuất xứ hàng hóa khi cơ quan, tổ chức cấp GCN tiến hành hậu kiểm.
Ngoài các biện pháp chống gian lận xuất xứ nêu trên, cơ quan, tổ chức cấp GCN có thể áp dụng chế độ “luồng đỏ” trong hệ thống quản lý rủi ro đối với thương nhân và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công thương.
Nghị định này thay thế Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20-2-2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa. Đối tượng áp dụng là thương nhân, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến xuất xứ hàng hóa.
Trong đó, nghị định quy định hàng hóa được coi là có xuất xứ khi thuộc một trong các trường hợp sau: Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ theo quy định; hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ, nhưng đáp ứng các quy định. Thương nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận (GCN) xuất xứ hàng hóa lần đầu phải đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan, tổ chức cấp GCN xuất xứ hàng hóa và chỉ được xem xét cấp GCN xuất xứ hàng hóa khi đã đăng ký hồ sơ thương nhân đầy đủ và hợp lệ.
Nghị định này cũng quy định các cơ quan, tổ chức cấp GCN xuất xứ hàng hóa có thể áp dụng các biện pháp chống gian lận xuất xứ đối với 3 trường hợp: Tạm dừng cấp GCN xuất xứ hàng hóa trong 3 tháng, kể từ lần đầu tiên thương nhân đăng tải các thông tin, dữ liệu không liên quan đến cấp GCN xuất xứ hàng hóa trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử; tạm dừng cấp GCN xuất xứ hàng hóa trong 6 tháng, kể từ ngày phát hiện thương nhân sử dụng chứng từ giả hoặc kê khai gian lận khi đề nghị cấp GCN; thu hồi GCN đã cấp và tạm dừng cấp trong 6 tháng kể từ ngày thương nhân không hợp tác, không cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ hoặc cung cấp sai thông tin chứng minh xuất xứ hàng hóa khi cơ quan, tổ chức cấp GCN tiến hành hậu kiểm.
Ngoài các biện pháp chống gian lận xuất xứ nêu trên, cơ quan, tổ chức cấp GCN có thể áp dụng chế độ “luồng đỏ” trong hệ thống quản lý rủi ro đối với thương nhân và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công thương.
Nghị định này thay thế Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20-2-2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa.
HAI MIỀN