Bồi thường bảo hiểm các hộ dân nuôi cá tra

5 hộ nông dân tham gia chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp cá tra huyện Tiểu Cần, Cầu Kè (Trà Vinh) lần đầu tiên được Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh trả gần 3 tỷ đồng tiền bồi thường bảo hiểm nông nghiệp (chi trả đợt 1 gần 2,3 tỷ đồng).

5 hộ nông dân tham gia chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp cá tra huyện Tiểu Cần, Cầu Kè (Trà Vinh) lần đầu tiên được Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh trả gần 3 tỷ đồng tiền bồi thường bảo hiểm nông nghiệp (chi trả đợt 1 gần 2,3 tỷ đồng).

Trước đó, nông dân nuôi tôm ở Sóc Trăng cũng đã nhận bồi thường tôm chết. Thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh đã ký kết được 21 hợp đồng bảo hiểm với nông dân nuôi cá tra trên địa bàn với tổng số tiền bảo hiểm gần 83 tỷ đồng, tổng phí bảo hiểm gần 3,2 tỷ đồng (trong đó số phí nông dân đóng góp gần 1,3 tỷ đồng).

Để chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp thu hút nông dân, Sở NN-PTNT Trà Vinh kiến nghị Bộ NN-PTNT, Bộ Tài chính cần tăng thời gian bảo hiểm cá tra từ 6 tháng lên 7 - 8 tháng để phù hợp với tình hình nuôi của nông dân; đối tượng bệnh trong bảo hiểm cũng cần được mở rộng hơn, ngoài bệnh gan thận mủ bổ sung bệnh trắng mang, trắng gan, xuất huyết… để đáp ứng với thực tế và nhu cầu sản xuất của người nuôi.

Đ.CẢNH

  • Trung tâm NPL dệt may, da giày lớn nhất Việt Nam “sống lại”

(SGGP).- Bà Trương Thị Thúy Liên, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Liên Anh cho biết hiện có 20 doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực nguyên phụ liệu (NPL) da giày của Ý đã hoàn tất thủ tục, đưa hàng giới thiệu, bày bán tại Trung tâm giao dịch NPL Liên Anh.

Dịp này, DN Ý cũng sẽ hỗ trợ trong đào tạo, thiết kế da giày. Theo bà Liên, việc có mặt của các DN Ý ở đây phần nào làm “sống lại” trung tâm giao dịch NPL dệt may, da giày lớn nhất Việt Nam đã đưa vào hoạt động từ tháng 5-2009. Trung tâm này từng được Bộ Công thương, ngành dệt may, da giày đặt kỳ vọng sẽ trở thành cầu nối, cung cấp NPL tại chỗ giúp ngành dệt may, da giày Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo giá trị gia tăng và tăng sản xuất hàng FOB (mua đứt, bán đoạn). Tuy nhiên, dự án rộng 16ha (tại cụm công nghiệp Tân Bình, xã Tân Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương) sau khi đã đầu tư 100 tỷ đồng, xây dựng xong giai đoạn 1 trên diện tích 8,5ha, đã phá sản, DN phải cho thuê làm kho hơn 3 năm qua.

Hiện nay, ngoài các DN Ý, đã có hơn 10 DN NPL dệt may, da giày Việt Nam đăng ký bán hàng ở đây. Trung tâm sẽ dành nhiều chính sách ưu đãi cho DN bán hàng. Dự kiến, ngày 20-7, trung tâm này sẽ chính thức hoạt động trở lại.

M.Hạnh

Tin cùng chuyên mục