Buôn bán động vật hoang dã bị xử lý thế nào?

Bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD) là hành động cấp thiết nhằm bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ tính đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sống. Trước tình trạng buôn bán ĐVHD ngày càng tăng, Nhà nước đã ban hành các chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này.

Bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD) là hành động cấp thiết nhằm bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ tính đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sống. Trước tình trạng buôn bán ĐVHD ngày càng tăng, Nhà nước đã ban hành các chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này.

Khoản 2 Điều 12 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 quy định nghiêm cấm những hành vi săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép. Đồng thời luật cũng quy định việc khai thác động vật rừng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tuân theo các quy định của pháp luật về bảo tồn ĐVHD. Việc kinh doanh, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh thực vật rừng, động vật rừng phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Nghiêm cấm các hành vi vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tiêu thụ, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu động vật rừng trái với quy định của pháp luật. Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đã thể hiện sự chế tài nghiêm khắc của Nhà nước ta trong việc bảo tồn nguồn tài nguyên ĐVHD đang dần bị cạn kiệt.

Điều 21 quy định: “Người có hành vi săn, bắn, bẫy, bắt, nuôi, nhốt, lấy dẫn xuất từ động vật rừng, giết động vật rừng trái quy định của pháp luật” không thuộc trường hợp pháp luật cho phép thì bị phạt tiền đến 500 triệu đồng. Bên cạnh đó, người có hành vi vi phạm trên có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. Điều 22 quy định mức phạt tiền lên đến 500 triệu đồng đối với hành vi vận chuyển động vật rừng trái pháp luật.

Điều 23 quy định: Người có hành vi mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh động vật rừng trái với các quy định pháp luật bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 500 triệu đồng. Hành vi vi phạm thủ tục hành chính trong việc mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, cất giữ động vật rừng và bộ phận của chúng do gây nuôi có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 5 triệu đồng theo quy định tại Điều 24.

Ngoài ra, Điều 190 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định: “Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật đó” thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Nếu phạm tội trong trường hợp có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm; săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm; gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

Luật sư NGUYỄN ĐỨC HOÀNG
(Văn phòng luật sư PHANS)

Tin cùng chuyên mục