Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ: “Lấy chính phương châm của Đại hội là “đổi mới, dân chủ, trí tuệ, trách nhiệm” làm cương lĩnh, kim chỉ nam cho hoạt động của khóa 5. Trọng tâm của công việc mới chính là khâu tổ chức nhân sự, củng cố bộ máy VFF cũng như xây dựng một cơ chế phối hợp tốt giữa VFF với Ủy ban TDTT và các bộ ngành liên quan khác. Về công việc thứ nhất, tôi cho là VFF cần thiết phải sắp xếp các Ủy viên BCH cũng như các chuyên gia trên từng lĩnh vực cụ thể vào đúng chỗ để họ phát huy hết khả năng. Về công việc thứ 2, vấn đề phối hợp tốt sẽ làm cho VFF có sự tự chủ cũng như mối quan hệ tốt đẹp nhằm tận dụng những sự ủng hộ to lớn để phát huy tối đa các nguồn lực phát triển bóng đá đỉnh cao, xây dựng bóng đá phong trào và thu hút tài trợ. Bóng đá Việt Nam hiện nay, cả tự kiếm lẫn nhận sự hỗ trợ của ngân sách cũng vẫn chỉ đáp ứng được 60% so với yêu cầu”.
Các nhân vật chủ chốt của Liên đoàn bóng đá Việt Nam khóa 5.
(từ trái sang: TTK Trần Quốc Tuấn, PCT tài chính - tài trợ Lê Hùng Dũng, Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ, PCT đối ngoại - tuyên truyền Vũ Quang Vinh và PCT chuyên môn Lê Thế Thọ.
Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn Lê Thế Thọ: “Cần thiết phải xây dựng một nền bóng đá mạnh và “sạch”, kể cả phải hy sinh một vài năm. Trong vài năm vừa qua, ĐTQG và các CLB tại V-League chưa triệt để tiêu diệt các tiêu cực: đạo đức cầu thủ, thái độ tập luyện, dàn xếp tỷ số... Vấn đề này liên quan không chỉ đến cầu thủ mà còn đến HLV, trọng tài, giám sát trọng tài. Một trong những ưu tiên của tôi sẽ là củng cố, phát triển Hội đồng HLV quốc gia, Hội đồng trọng tài, đội ngũ giám sát trọng tài. Cần phải thống nhất suy nghĩ công tác chuyên môn là trọng tâm. Tài chính, tài trợ hay thông tin tuyên truyền..., tất cả cũng chỉ vì mục đích làm sao cho công tác chuyên môn tốt lên, ĐTQG và các CLB thi đấu tốt hơn”.
Phó Chủ tịch phụ trách tài chính, tài trợ Lê Hùng Dũng: “Cần lấy lại không khí bóng đá như tại SEA Games 22. Ưu tiên thứ nhất của tôi là thu xếp kiếm 6 tỷ đồng cho U23 tại SEA Games 23 tới đây. Đây sẽ là cú hích để chúng ta lấy lại không khí bóng đá sôi nổi như hồi SEA Games 22, qua đó khuấy động lại, thu hút sự quan tâm trở lại của các nhà tài trợ. Ưu tiên thứ 2 chính là việc xúc tiến thành lập Xổ số bóng đá. VFF cần làm các công việc chuẩn bị để ngay khi Nghị định 21 của Chính phủ ra đời tới đây là có thể trình ngay bản kế hoạch chi tiết và khả thi”.
Phó Chủ tịch phụ trách đối ngoại, truyền thông Vũ Quang Vinh: “Việc thành lập CLB phóng viên thể thao sẽ giải quyết được cơ bản mối quan hệ giữa bóng đá và giới truyền thông. Khi được bầu làm PCT phụ trách đối ngoại – truyền thông, tôi cảm thấy lo hơn là mừng. Mối quan hệ giữa giới truyền thông với bóng đá thời gian qua chưa được tốt, chưa thể hiện được vai trò là cầu nối giữa bóng đá với quảng đại quần chúng. Tôi nghĩ mình có thuận lợi là một nhà báo nên có thể tôi biết được các bạn muốn gì. Tôi luôn có một tâm niệm và một nguyên tắc làm việc là: VFF không nên và không thể giấu giếm các phương tiện truyền thông”.
Tổng thư ký Trần Quốc Tuấn: “Cần có tính kề thừa trong công việc. Tôi có lợi thế là có sự nhanh nhẹn, quyết đoán của tuổi trẻ cũng như được đào tạo bài bản. Tuy nhiên, điểm yếu lại chính là kinh nghiệm làm việc và giải quyết các mối quan hệ. Do đó, chắc chắn tôi sẽ chủ động mời các anh, các chú có kinh nghiệm làm việc lâu năm để cộng tác. Tôi cũng đã có kế hoạch chi tiết về phân công nhân sự cho bộ máy điều hành của một TTK, tuy nhiên cũng cần phải bàn bạc và xin ý kiến của UBTDTT, lãnh đạo VFF khóa 5. Công việc quan trọng đầu tiên và trước mắt của tôi chính là tổ chức thành công Honda Cup.
A.H
Các chức danh chủ chốt |
Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ |
Danh sách 39 Ủy viên Ban Chấp hành VFF khoá 5 |
1. Nguyễn Hưng Thái, Giám đốc điều hành CLB SĐ.NĐ: 104/116 phiếu. |