Cái mới phải tốt hơn cái cũ

Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 150.000 người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng thông qua cán bộ chuyên trách chính sách xã hội của UBND phường, xã, thị trấn. Thay đổi quy trình đã và đang áp dụng từ hơn 30 năm là không dễ. Nhất là khi kết hợp với việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, cán bộ của phường, xã, thị trấn còn có điều kiện nắm bắt tâm tư nguyện vọng, đời sống của người về hưu để kịp thời đề xuất các chính sách xã hội liên quan. Thực tế, sự vội vàng của Bưu điện TP và Bảo hiểm xã hội TP trong việc bất ngờ đưa ra kế hoạch trả lương hưu qua bưu điện (dự kiến thực hiện từ tháng 9-2013) khi chưa có sự tuyên truyền, lấy ý kiến của người hưởng lương hưu đã khó nhận được sự đồng tình của người dân.

Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 150.000 người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng thông qua cán bộ chuyên trách chính sách xã hội của UBND phường, xã, thị trấn. Thay đổi quy trình đã và đang áp dụng từ hơn 30 năm là không dễ. Nhất là khi kết hợp với việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, cán bộ của phường, xã, thị trấn còn có điều kiện nắm bắt tâm tư nguyện vọng, đời sống của người về hưu để kịp thời đề xuất các chính sách xã hội liên quan. Thực tế, sự vội vàng của Bưu điện TP và Bảo hiểm xã hội TP trong việc bất ngờ đưa ra kế hoạch trả lương hưu qua bưu điện (dự kiến thực hiện từ tháng 9-2013) khi chưa có sự tuyên truyền, lấy ý kiến của người hưởng lương hưu đã khó nhận được sự đồng tình của người dân.

Một bộ phận không nhỏ người hưu trí vẫn muốn duy trì hình thức chi trả lương hưu đang áp dụng từ trước tới nay. Việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tại UBND phường, xã, thị trấn trôi chảy (trừ một vài sự cố) suốt thời gian dài cho thấy nỗ lực không thể phủ nhận của UBND xã, phường, thị trấn. Song cũng cần nhìn nhận thực tế là từ trước tới nay UBND phường, xã, thị trấn không có chức năng thực hiện công tác này. Trong khi đó, hướng tới một nền hành chính năng động, hiệu quả, trong quá trình cải cách thủ tục hành chính, nhiều dịch vụ công, trong đó có việc trả lương hưu, đang từng bước được xã hội hóa. Nhờ việc xã hội hóa một phần các dịch vụ công, nhiều nguồn lực đã và đang được phát huy, tham gia giải quyết các vấn đề xã hội.

Trước thực trạng người hưởng lương hưu lớn tuổi, có khi quên hoặc thậm chí không có CMND mỗi khi lãnh tiền, vì chưa có lợi thế gần gũi, nhớ mặt từng người hưởng như cán bộ phường, xã, Bưu điện TP sẽ có camera giúp nhân viên nhận diện người hưởng để trả tiền. Giải pháp công nghệ còn được ứng dụng để dễ liên kết, chuyển gửi tiền lương hưu vào tài khoản tiết kiệm của người hưởng. Hay đối với người vừa hưởng lương hưu vừa hưởng chính sách khác, để tránh người hưởng phải đi hai lần, Bưu điện TP phục vụ tại nhà (miễn phí) cho người có công… Những cam kết mà Bưu điện TP đưa ra trong kế hoạch hoàn toàn có cơ sở cho thấy dịch vụ trả lương hưu trong tương lai sẽ được phục vụ một cách chuyên nghiệp, hiện đại, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người dân bởi “khách hàng là thượng đế”. Không riêng việc chi trả lương hưu qua bưu điện, khi nhà nước không còn ôm đồm, thực hiện quá nhiều chức năng, nhiệm vụ, sẽ có điều kiện tập trung thực hiện tốt vai trò quản lý công và làm tốt hơn ở những dịch vụ thiết yếu mà nhà nước phải trực tiếp cung cấp. Chất lượng quản lý nhà nước từ đó được nâng cao, hiệu quả hơn; tổ chức bộ máy hành chính đương nhiên sẽ tinh gọn, hợp lý và rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn hơn.

MẠNH HÒA

Tin cùng chuyên mục