
Loãng xương là một bệnh lý do mật độ xương giảm dần làm cho xương yếu và dễ gãy. Trong chu trình phát triển của con người mật độ xương tăng dần và đạt mức cao nhất ở độ tuổi khoảng 30, sau đó mật độ xương sẽ giảm dần. Nếu cơ thể không có khả năng điều hòa lượng khoáng chất trong xương, xương trở nên yếu kém về mật độ và dễ gãy hơn, dẫn đến tình trạng loãng xương.
- Càng lớn tuổi nguy cơ loãng xương càng cao
Có nhiều loại loãng xương khác nhau:

Đo loãng xương bằng thiết bị DMS tại Khoa Nội - khớp Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình.
Loãng xương tiên phát: Loãng xương sau mãn kinh: do thiếu estrogen, nội tiết tố chính ở phụ nữ, giúp điều hòa sự gắn kết canxi trong xương. Thường các triệu chứng loãng xương được phát hiện ở độ tuổi từ 51 đến 75, nhưng cũng có thể sớm hơn hoặc muộn hơn. Không phải tất cả phụ nữ đều có nguy cơ bị loãng xương như nhau.
Ví dụ, phụ nữ da trắng và châu Á dễ bị loãng xương hơn phụ nữ da đen. Loãng xương ở người già: có khả năng do thiếu hụt canxi và sự mất cân bằng giữa sự hủy và tạo xương. Loãng xương thường xảy ra ở người trên 70 tuổi và ở phụ nữ. Phụ nữ thường bị loãng xương ở cả tuổi già lẫn tuổi sau mãn kinh.
Loãng xương thứ phát: gặp ở trên 5% dân số, thường gây ra bởi một số bệnh lý hoặc do dùng thuốc. Các nguyên nhân như suy thận mãn, rối loạn nội tiết tố (đặc biệt là tuyến giáp, tuyến cận giáp) hoặc dùng corticosteroid, barbiturate, thuốc chống động kinh, uống nhiều rượu và hút thuốc lá nhiều có thể làm tăng mức độ loãng xương.
Loãng xương vô căn ở tuổi dậy thì: không rõ nguyên nhân, là một loại loãng xương ít khi xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng. Nó xảy ra ở trẻ em và thanh niên với mức độ hoạt động và nội tiết tố bình thường, hàm lượng các vitamin đều bình thường và không có tiền căn nghi ngờ làm cho xương yếu.
- Khi có dấu hiệu đau lưng bạn coi chừng
Canxi và khoáng chất giúp cho xương cứng cáp |
Mật độ xương giảm dần, đặc biệt ở những người bị loãng xương khi tuổi đã cao, không có triệu chứng ở giai đoạn đầu. Ở một số người không ghi nhận được một triệu chứng nào.
Khi mật độ xương giảm đáng kể làm cho xương suy yếu hoặc gãy, triệu chứng đau và sự biến dạng xương xuất hiện. Đau lưng mãn tính có thể xuất hiện nếu cột sống cong oằn. Các đốt sống có thể bị suy yếu một cách đột nhiên hoặc sau một chấn thương nhẹ. Thông thường cơn đau xuất hiện đột ngột, khu trú ở một vùng đặc biệt của lưng và tăng khi bệnh nhân đứng dậy hoặc ngồi xuống.
Các xương khác có thể bị gãy, thường do stress hoặc bị ngã. Một trong các loại gãy xương nặng là gãy xương hông là nguyên nhân chính của sự bất lực và sự mất độc lập ở người già. Gãy xương cườm tay cũng thường gặp. Gãy xương thường xuất hiện ở người bị loãng xương.
Ở người bị gãy xương, chẩn đoán loãng xương dựa vào sự phối hợp các triệu chứng, thăm khám lâm sàng và X-quang chẩn đoán. Loãng xương có thể được chẩn đoán trước khi gãy xương xảy ra.
Một số thử nghiệm đánh giá mật độ xương có thể giúaaaaap chẩn đoán, như DXA (dual-energy x-ray absorption) sử dụng tia X với cường độ thấp hơn bình thường để đo mật độ của xương và cho kết quả sau 5-15 phút không gây đau và an toàn. WHO dựa trên kết quả BMD (Bone Mineral Density, mật độ khoáng chất trong xương) để chẩn đoán: bình thường BMD = 1 SD (hoặc > 833 mg/cm2), trong trường hợp loãng xương BMD >2,5 SD (< 648="" mg/cm2="">
- Phòng ngừa hữu hiệu hơn điều trị
Phòng ngừa loãng xương hữu hiệu hơn là điều trị. Để phòng ngừa cần phải duy trì và tăng cường mật độ xương bằng cách dùng một lượng canxi thích hợp, luyện tập thể lực, đối với một số người cần thường xuyên áp dụng hormon liều pháp.
Dùng một lượng canxi thích hợp rất có hiệu quả, đặc biệt trước khi mật độ xương đạt đến mức cao nhất (khoảng 30 tuổi) nhưng cũng nên tiếp tục dùng canxi sau đó. Uống 2 ly sữa và bổ sung thêm vitamin D hàng ngày làm tăng mật độ xương ở phụ nữ tuổi trung niên mà thường trước đó họ không ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng này. Tuy nhiên, ở đa số phụ nữ, để phòng ngừa loãng xương cần uống viên canxi mỗi ngày.
BS PHAN XUÂN LÂM