Ý định của Tổng thống Donald Trump sẽ xóa bỏ sự ràng buộc hiện có đối với vấn đề phát triển vũ khí hạt nhân của Iran và khiến Tehran cứng rắn hơn với bất kỳ thỏa thuận nào với Mỹ trong tương lai. Năm 2003, tình báo Mỹ đã từng xác nhận thông tin Iran đã loại bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của mình. Nếu ông Donald Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran (hay Kế hoạch hành động toàn diện chung - JCPOA), Tehran sẽ có mọi động lực để bắt đầu khởi động chương trình vũ khí hạt nhân. Nhiều nhân vật diều hâu trong chính quyền Tổng thống Donald Trump đã đề cập đến khả năng dùng quân sự để giải quyết vấn đề. Giải pháp này là hoàn toàn chống lại lợi ích an ninh của Mỹ với Trung Đông. Một cuộc chiến với Iran sẽ biến Trung Đông thành hỏa ngục. Iran lớn gần gấp đôi Iraq và có tiềm lực quân sự rất mạnh. Nếu Tổng thống Mỹ tin rằng lực lượng vũ trang nước này có thể tiêu diệt được Iran, ông Donald Trump sẽ khiến Washington phải trả cái giá rất đắt.
Nếu ý định rút khỏi JCPOA trở thành hiện thực, hình ảnh nước Mỹ có nguy cơ bị xấu đi, thay hình ảnh xứ sở cờ hoa bằng quốc gia bội ước. Nhà lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei đã từng tuyên bố Mỹ “không đáng tin”. Mất chữ tín đồng nghĩa với việc Mỹ tự cô lập mình với thế giới và khó khăn trong việc giải quyết những thách thức với lợi ích của Mỹ, trong đó có vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Washington đã từng khẳng định ngoại giao là một giải pháp được ưu tiên để thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân đang theo đuổi. Giờ đây, tuyên bố của Mỹ đã gửi đi một thông điệp rằng Mỹ coi nhẹ giải pháp ngoại giao khi sẵn sàng vứt bỏ thành quả sau nhiều năm đàm phán mới có được. Chừng đó là đủ để Bình Nhưỡng không thể tin vào thiện chí của Washington và sẽ tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân của nước này.
Xa hơn nữa là điểm nóng ở Ukraine, Syria với việc Mỹ phải thảo luận, đàm phán với Nga; hay xung đột về thương mại, an ninh tại châu Á buộc Mỹ phải nói chuyện với Trung Quốc, thì liệu sẽ đem lại kết quả có lợi cho Mỹ khi Mátxcơva và Bắc Kinh thiếu niềm tin ở một Washington “bất tín”? Nga và Trung Quốc có thể nhượng bộ chỉ khi họ được tạo niềm tin rằng Mỹ sẽ tuân thủ bất cứ thỏa thuận nào mà các bên đạt được.
Xa hơn nữa là điểm nóng ở Ukraine, Syria với việc Mỹ phải thảo luận, đàm phán với Nga; hay xung đột về thương mại, an ninh tại châu Á buộc Mỹ phải nói chuyện với Trung Quốc, thì liệu sẽ đem lại kết quả có lợi cho Mỹ khi Mátxcơva và Bắc Kinh thiếu niềm tin ở một Washington “bất tín”? Nga và Trung Quốc có thể nhượng bộ chỉ khi họ được tạo niềm tin rằng Mỹ sẽ tuân thủ bất cứ thỏa thuận nào mà các bên đạt được.
Không chỉ có đối thủ, ngay cả những đồng minh của Mỹ ở châu Âu hay châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc chắc chắn cũng e dè. Mỹ từng cam kết sẽ kề vai sát cánh cùng các đồng minh của mình, nhưng các nước này có dám tin tưởng, ràng buộc lợi ích của họ với Mỹ khi Washington “lật kèo” một thỏa thuận đã được chính nước này ký kết. Trong một thế giới đầy biến động như hiện nay, việc Mỹ cần làm là tạo được sự ảnh hưởng đối với đối thủ và tăng cường hợp tác với đồng minh thân cận, thay vì những kế hoạch làm tổn hại đến uy tín trên trường quốc tế.