Cần nâng cao chất lượng Hội đồng Nghệ thuật

Nghị định 113/2013/NĐ-CP so với Nghị định 05/2000/NĐ-CP chính là sự quy định trong việc tổ chức đánh giá chất lượng nghệ thuật, để chấm chọn  cho bất kỳ cuộc thi sáng tác tượng đài về điêu khắc ngoài trời.  Cả hai Nghị định mới và cũ vẫn giống nhau ở chỗ là để đánh giá chất lượng nghệ thuật thì trong tổng sồ thành viên của  Hội đồng Nghệ thuật  bắt buộc phải có 2/3 là giới chuyên môn. Điều gây nên sự thắc mắc là tại sao cho đến nay điều này vẫn chỉ áp dụng cho lãnh vực điêu khắc mà thôi ?

Ý kiến

Nghị định 113/2013/NĐ-CP so với Nghị định 05/2000/NĐ-CP chính là sự quy định trong việc tổ chức đánh giá chất lượng nghệ thuật, để chấm chọn  cho bất kỳ cuộc thi sáng tác tượng đài về điêu khắc ngoài trời.  Cả hai Nghị định mới và cũ vẫn giống nhau ở chỗ là để đánh giá chất lượng nghệ thuật thì trong tổng sồ thành viên của  Hội đồng Nghệ thuật  bắt buộc phải có 2/3 là giới chuyên môn. Điều gây nên sự thắc mắc là tại sao cho đến nay điều này vẫn chỉ áp dụng cho lãnh vực điêu khắc mà thôi ?
 
Đây là tỷ lệ bảo đảm cho sự  chuyên nghiệp, thể hiện sự tôn trọng nghệ sĩ, sự quan tâm đến sự đánh giá nghiêm túc của những người có chuyên môn. 

Từ vấn đề phải đánh giá chính xác chất lượng nghệ thuật tôi xin nêu ra  một số băn khoăn như sau :
 
* Nghị định 113 không hề ghi sự quy định 2/3 thành viên chuyên môn trong các Hội đồng Hội họa, đồ họa, mỹ thuật ứng dụng. Chẳng lẽ trong thời gian qua và về sau, chúng ta cũng hỉ cần quan tâm đến chất lượng của tượng đài mà thôi? Vậy thì chất lượng thẩm mỹ của toàn xã hội trong giai đoạn đổi mới sẽ ra sao ?
 
Trong quá khứ và hiện tại, tại các địa phương tỷ lệ 2/3 giới chuyên môn trong tổng số nhân sự của Hội đồng Nghệ thuật không bao giờ được thực hiện. Đa số thành viên trong Hội đồng nghệ thuật  đều không có chuyên môn.
 
Chính điều này đã và đang được chứng minh trong các cuộc thi thiết kế biểu tượng cho các tỉnh. Cuộc thi nào cũng trên hai năm mà chưa xong. Có cuộc thi gần bốn đến năm năm cũng chưa đạt yêu cầu. Thí dụ các địa phương đã gần 5 năm mà chưa thi xong cuộc thi thiết kế biểu tượng cho địa phương mình. Thí dụ như: Long An, Tây Ninh, Biên Hòa, Cà Mau…

Sự thất bại trong các cuộc thi này do đâu? Xin thưa là vì hai lý do chủ yếu như sau:
 
*Một là đa số thành viên không hiểu ngôn ngữ mỹ thuật mà lại được mời thảo luận để đưa ra  để thi thiết kế logo, biểu tượng. Cho nên đề thi đưa ra dựa vào các tiêu chí  giống như cuộc thi viết truyện hay làm phim thời sự. Điều này làm cho giới họa sĩ đồ họa bó tay. Bởi lẽ, để thực hiện đầu bài này thì phải sử dụng ngôn ngữ phim ảnh hay viết truyện thì mới diễn tả nổi. Đó là sự không khả thi trong đề thi.

Trong lãnh vực thiết kế đồ họa thì ngôn ngữ của logo, biểu tượng, huy hiệu là ngôn ngữ nghệ thuật giác về đồ họa, không phải minh họa. Cho nên ra  đề thi hay đánh giá nó thì cần có chuyên gia am hiểu, có kinh nghiệm, từng trực tiếp sáng tác theo ngôn ngữ, thị giác nói chung và đặc biệt là phải hiểu rõ thể loại mà mình ra đề hay tham gia vào Hội đồng chấm chọn .

*Hai là khi thành lập Hội đồng nghệ thuật để xét chọn thì cả  một số tập thể không chuyên môn cũng được mời tham gia  để bình xét, góp ý, chấm chọn mẫu dự thi! Sau đó lại còn tổ chức lấy ý kiến của một tập thể lớn không biết về nghệ thuật, mỹ thuật.

Trên đây chỉ mới  gói gọn trong một lãnh vực ngôn ngữ logo mà thôi. Còn rất nhiều  lãnh vực, loại hình nghệ thuật khác đã và đang  phải chịu cùng cảnh ngộ như việc bình chọn  vừa nói. Hiện nay chúng ta rất cần việc thành lập Hội đồng thật sự là chuyên nghiệp cho tất cả các lãnh vực nghệ  thuật, cũng như nêu lên băn khoăn về việc thả nổi việc đánh giá chất lượng nghệ thuật cho các cuộc thi đã và đang diễn ra trong mấy chục năm qua.

Tóm lại, với vai trò là người làm chuyên môn trong lãnh vực nghệ thuật, tôi vô cùng băn khoăn về thực trạng này. Chừng nào Hội đồng nghệ thuật hết  chỉ được coi là nhóm tư vấn không hơn không kém (Bởi phía sau Hội đồng nghệ thuật lại còn có một Hội đồng khác cao hơn nữa để xem xét, đánh giá lại sự thẩm định của Hội đồng nghệ thuật. Mà rõ ràng đây không phải là những người của Viện Hàn lâm Nghệ thuật!).

Như vậy thì  việc đánh giá “Tác phẩm đỉnh cao” trong tương lai sẽ ra sao? Chúng ta cần sự điều chỉnh cho phù hợp  thực tế hiện nay để thực hiện tốt hơn nữa Nghị quyết Trung Ương V, khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và tiếp tục xây dựng,phát triển văn học nghệ thuật trong thời đại mới.?

Họa sĩ, Nhà giáo nhân dân Uyên Huy

Tin cùng chuyên mục