Cẩn trọng khi vệ sinh tai cho trẻ

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh thường lầm tưởng cần loại bỏ ráy tai hàng ngày như một biện pháp vệ sinh thân thể. Việc sử dụng tăm bông hoặc các dụng cụ bằng kim loại có thể gây nhiều tác hại cho tai của trẻ nhỏ, như khiến ráy tai bị đẩy sâu vào trong, gây bít tắc hoặc tạo nút ráy tai. 
Bác sĩ đang khám tai cho bệnh nhi
Bác sĩ đang khám tai cho bệnh nhi
Ráy tai là một chất tiết tự nhiên, được sinh ra do các tuyến nằm dưới da của 1/3 ống tai ngoài, “hỗn hợp” của 60% chất keratin, 9% cholesterol và còn lại là các acid béo, dưỡng da…
Ráy tai thường có dạng sáp mềm, màu vàng, dính tay. Ráy tai thông thường có nhiệm vụ bảo vệ ống tai khỏi bị tổn thương, nhiễm trùng bởi các ngoại vật như bụi, vi khuẩn, nấm mốc hoặc các loại côn trùng nhỏ. Lớp lông tai ngoài và ráy sẽ giữ chúng lại, không cho di chuyển vào sâu, bảo vệ màng nhĩ. Lớp ráy tai có chức năng bôi trơn, bảo vệ lớp da ống tai bên dưới tránh tiếp xúc trực tiếp với nước bẩn, vi khuẩn, giảm tối thiểu viêm nhiễm màng nhĩ ở ống tai ngoài. Nếu không có ráy tai, ống tai sẽ bị khô, ngứa, dễ nhiễm trùng. 
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh thường lầm tưởng cần loại bỏ ráy tai hàng ngày như một biện pháp vệ sinh thân thể. Việc sử dụng tăm bông hoặc các dụng cụ bằng kim loại có thể gây nhiều tác hại cho tai của trẻ nhỏ, như khiến ráy tai bị đẩy sâu vào trong, gây bít tắc hoặc tạo nút ráy tai.
Ngoài ra, vùng da bên trong tai của trẻ mỏng, chỉ cần sơ suất là gây trầy xước, nguy hiểm hơn là dẫn đến thủng màng nhĩ. Trường hợp bình thường, cha mẹ không cần lấy ráy tai cho trẻ. Nếu lượng ráy tai tích tụ quá nhiều hoặc xuất hiện nút ráy tai khiến trẻ ngứa, ù tai hoặc nghe không rõ thì mới tiến hành vệ sinh ống tai bằng cách dùng nước muối sinh lý hoặc dầu ô liu làm mềm ráy tai trước khi lau bằng khăn. Cách làm đúng là để bé nằm nghiêng, nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào tai bé cho tới khi ráy tai mềm, tự bong ra ngoài. Phụ huynh cũng có thể sử dụng loại nước chuyên dụng vệ sinh tai cho con mình. Nếu đã thực hiện theo phương pháp trên mà ráy tai vẫn không bong tróc ra, cha mẹ không nên tự móc ngoáy ống tai bé, mà nên đến các cơ sở y tế để các bác sĩ chuyên khoa tiến hành lấy ráy, tránh những rủi ro có thể xảy ra như rách ống tai ngoài, rách màng nhĩ, thậm chí tổn thương ở tai trong và não. 
Cùng với đó, các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý, tai có khả năng tự làm sạch. Lớp ráy tai cũng như các tế bào biểu bì chết dần dần, tuần tự được đẩy ra ngoài do cử động nhai, vận động xương hàm. Chỉ nên vệ sinh ống tai trong trường hợp ráy tai của trẻ không tự bong và quá trình này tốt nhất nên được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng để tránh gây hại đến tai của trẻ nhỏ. 

Tin cùng chuyên mục