Carnaval Hạ Long 2012: 90% diễn viên không chuyên

Với chủ đề Hội tụ và lan tỏa, carnaval Hạ Long 2012 được coi là cuộc trình diễn đường phố lớn nhất từ trước đến nay. NSND Lê Tiến Thọ, Tổng đạo diễn chương trình, cho biết:

Với chủ đề Hội tụ và lan tỏa, carnaval Hạ Long 2012 được coi là cuộc trình diễn đường phố lớn nhất từ trước đến nay. NSND Lê Tiến Thọ, Tổng đạo diễn chương trình, cho biết:

Carnaval Hạ Long được tổ chức hàng năm, bắt đầu từ năm 2007, từ đó đến nay lễ hội đã tạo được ấn tượng tốt và đây là chương trình lễ hội đường phố không phải địa phương nào cũng làm được. Tuy nhiên, cả 5 lần tổ chức ấy đều chưa khai thác, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của bản sắc văn hóa các vùng, miền của Quảng Ninh để giới thiệu, mời gọi du khách đến khám phá, thưởng ngoạn.  Carnaval Hạ Long sẽ lấy văn hóa Việt Nam, văn hóa biển và đặc biệt là văn hóa của đồng bào sống ở trên mảnh đất vùng Đông Bắc làm tư tưởng chủ đạo. Lần này, điều khác biệt lớn nhất đó là lễ hội xích lại dần với người dân hơn.

- Phóng viên: Sự xích lại gần dân hơn thể hiện ở hoạt động nào, thưa ông?

>> NSND LÊ TIẾN THỌ: Chương trình năm nay, thay vì phải “nhờ” người mẫu, nghệ sĩ “đóng thế” thì đồng bào các dân tộc Sán Chay, Sán Dìu, Tày, Dao, Kinh… ở Quảng Ninh sẽ làm chủ thể lễ hội. Thay vì trình diễn những trang phục ngoại lai thường thấy trong các lễ hội đường phố phương Tây thì các cộng đồng dân tộc sẽ biểu diễn trang phục của dân tộc mình, thể hiện văn hóa của mình một cách nguyên dạng, nguyên gốc… Carnaval sẽ tái hiện những nét văn hóa trong sinh hoạt cũng như trong lao động sản xuất: Lễ rước Cụ Thượng, Đánh vật trong lễ hội dân gian của người Kinh ở Tiên Công, Quảng Yên. Một số sinh hoạt văn hóa dân gian trong lễ Đại Phan, lễ cưới  của tộc người Sán Dìu – Vân Đồn; múa rồng, múa Chuông, múa bắt ba ba, của dân tộc Dao, Hoành Bồ. Tái hiện hoạt động khai thác của những người thợ lò… Đặc biệt, còn có đoàn rước nhằm tôn vinh văn hóa tâm linh của khoảng 300 nhà sư Hội Phật giáo Quảng Ninh.

- Sẽ hoàn toàn không có diễn viên chuyên nghiệp nào tham gia?

Trong phần trình diễn sắc màu văn hóa tại carnaval sẽ hoàn toàn do chính các động đồng dân tộc địa phương thể hiện. Màn tái hiện hoạt động khai thác mỏ cũng 100% những người thợ lò đảm trách. Trong số dự kiến khoảng 3.000 diễn viên tham dự lễ hội đường phố này, chỉ khoảng 10% diễn viên chuyên nghiệp, chủ yếu họ được phân về các nhóm cùng tập và hướng dẫn người dân để làm sao màn trình diễn của họ mang tính nghệ thuật hơn. Một số nghệ sĩ trưởng thành từ đất mỏ Quảng Ninh như: Quang Thọ, Hồ Quỳnh Hương, Hoàng Tùng, Ngọc Anh, Hà Hoài Thu, Tuấn Anh… sẽ tham gia ngày hội.

- Liệu có hơi mạo hiểm khi có đến 90% lực lượng tham gia là thợ mỏ, công nhân, học sinh…?

Quan điểm này được cả êkíp thực hiện chương trình nhất trí và chúng tôi tin rằng với kinh nghiệm nhiều năm thực hiện lễ hội đường phố, sự thay đổi này tránh sự lặp lại, nhàm chán và sẽ đem tới cho người dân, du khách nhiều cung bậc cảm xúc hơn.

Mai An thực hiện

Tối nay 1-5, lễ hội Carnaval Hạ Long 2012 chào mừng sự kiện vịnh Hạ Long trở thành một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới diễn ra tại Hạ Long, Quảng Ninh. Sân khấu gần 1.200m², khán đài 7.000 chỗ ngồi cùng gần 4.000 diễn viên tham gia biểu diễn vào đêm lễ hội đã sẵn sàng. Carnaval Hạ Long 2012 sẽ là chương trình nghệ thuật hoành tráng, giới thiệu những nét đặc sắc nhất của văn hóa và du lịch của vùng đất có kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.

N.Quý

Tin cùng chuyên mục