Chấn chỉnh công tác thi đua, khen thưởng

Đảng và Nhà nước ta luôn xem trọng công tác thi đua, khen thưởng, xem đây là nhân tố, động lực, biện pháp cực kỳ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh trong mọi thời điểm. Nhờ đó đã xuất hiện ngày càng nhiều gương điển hình tiên tiến xuất sắc trên nhiều lĩnh vực, tạo ra không khí thi đua lao động, sản xuất, học tập và rèn luyện.

Đảng và Nhà nước ta luôn xem trọng công tác thi đua, khen thưởng, xem đây là nhân tố, động lực, biện pháp cực kỳ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh trong mọi thời điểm. Nhờ đó đã xuất hiện ngày càng nhiều gương điển hình tiên tiến xuất sắc trên nhiều lĩnh vực, tạo ra không khí thi đua lao động, sản xuất, học tập và rèn luyện.

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền về các gương điển hình chưa nhiều, thiếu chiều sâu, chưa làm rõ hoàn cảnh, điều kiện, cách làm và hiệu quả mang lại. Đó là chưa kể đến việc định hướng, chỉ dẫn cách làm theo như thế nào để đạt kết quả cao nhất. Một số cơ quan đơn vị hô hào chung chung mà chưa đưa ra kế hoạch cụ thể, tiêu chí, mức độ khen thưởng, thời gian tổng kết… Nhiều đợt tổng kết thi đua khen thưởng khá rầm rộ, hoành tráng nhưng bài học kinh nghiệm quý báu sau đợt thi đua này là gì thì chưa được phân tích đánh giá sâu sắc, nghiêm túc. Việc xét khen thưởng thi đua chưa thực sự dân chủ, công bằng, khách quan. Từ đó dẫn tới việc một số cơ quan, đơn vị bình xét thi đua theo phương châm xét danh hiệu, tiêu chuẩn cao nhất… cho lãnh đạo rồi sau đó mới đến cấp dưới. Một số hội đồng thi đua, khen thưởng của cơ quan, đơn vị không nắm chắc quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó chỉ tập trung vào công tác thẩm định những văn bản đề nghị do cấp dưới chuyển đến mà quên đi vai trò tư vấn, kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng ở các cấp do mình quản lý. Nhiều nơi còn đưa ra tiêu chí không phù hợp, không khả thi, gây tác dụng ngược vừa lãng phí sức của lẫn sức người, vừa làm giảm không khí thi đua. Có cả trường hợp “vận dụng” toàn bộ tiêu chí thi đua của đơn vị khác áp đặt vào phong trào thi đua của mình…

Do vậy, cần đổi mới công tác tác thi đua, khen thưởng, trước hết tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác thi đua, khen thưởng; tiếp tục quán triệt, làm chuyển biến nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng. Thông qua các phong trào thi đua phải tạo được động lực cách mạng của quần chúng, phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ngoài ra, gắn trách nhiệm của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể và trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác thi đua, khen thưởng.

SONG ANH

Tin cùng chuyên mục