Kể từ 2 ca ghép thận đầu tiên vào ngày 28 và 29-12-1992, đến nay, Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện 1.127 ca ghép thận với tỷ lệ thành công cao tương đương các nước trên thế giới.
Sau 30 năm kể từ ca ghép thận đầu tiên, đến nay, Bệnh viện Chợ Rẫy đã ghép được cho 1.127 trường hợp. Bệnh viện cũng là đơn vị tiên phong triển khai các giải pháp để mở rộng nguồn thận hiến.
Dù đối diện với hàng loạt tình huống bất cập, khó khăn trong quá trình khám chữa bệnh vì thiếu trang thiết bị y tế, thuốc men, nhưng các bác sĩ của 2 bệnh viện hạng đặc biệt là Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Việt Đức, không ngừng nỗ lực ghép tạng xuyên Việt để hồi sinh lại những cuộc đời.
Đoàn tàu cuối cùng của Metro số 1 cập cảng Khánh Hội; TPHCM: Tăng cường kiểm tra xe tải, xe bồn, xe container; Ghép thành công tim người 19 tuổi chết não cho bệnh nhân 37 tuổi; Kịp thời đưa ngư dân bị bệnh vào bờ an toàn; Hà Tĩnh: Cháy cửa hàng tạp hóa, thiệt hại hàng trăm triệu đồng… là những nội dung đáng chú ý có trong Điểm tin SGGP Online ngày 7-5-2022.
Theo thông tin từ Hội Ghép tạng Việt Nam, số ca được ghép tạng tại Việt Nam đã tăng rất nhanh trong 4 năm qua. Tính đến tháng 9-2019, cả nước thực hiện được hơn 4.600 ca ghép tạng, trong đó gần 4.000 ca ghép thận, hơn 500 ca ghép tủy, còn lại là ghép gan, ghép tim, phổi và các loại mô tạng khác.
Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội vừa thực hiện thành công một loạt ca ghép tạng từ nguồn tạng của người chết não hiến tặng, trong đó có 2 ca ghép tạng vô cùng đặc biệt.
Theo Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép tạng, tính đến tháng 11, số người đăng ký hiến mô, tạng ở Việt Nam là hơn 30.000 người, tăng 10.000 người so với thời điểm cuối năm 2018.
Bệnh nhân được ghép tim từ người cho chết não tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, quả tim hiến tặng từ người cho chết não được lấy ra khỏi lồng ngực bệnh nhân lúc 13 giờ 45 ngày 15-8-2019 và được chuyển về Bệnh viện Trung ương Huế lúc 16 giờ 15 phút cùng ngày bằng đường hàng không.
Rạng sáng 12-8, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy thông tin vừa ghép thành công ca ghép tim thứ 4 từ người hiến tạng chết não cho anh N.H.Q. (sinh năm 1958, ngụ TPHCM). Đây cũng chính là ca ghép tim “xuyên Việt” thứ 2 được chuyển từ Hà Nội vào TPHCM.
Kể từ ca ghép thận đầu tiên ở nước ta được thực hiện vào tháng 6-1992 tại BV Quân y 103, tới nay trải qua hơn 25 năm, lĩnh vực ghép tạng của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc với hàng ngàn ca ghép tạng các loại.
Lần đầu tiên ở Việt Nam và Bệnh viện Việt Đức, các bác sĩ đã tiến hành ghép 5 tạng cùng một thời điểm cho 4 bệnh nhân (1 tim, 2 phổi, 1 gan, 1 thận) và kết hợp điều phối “xuyên Việt” 1 thận để ghép cho một bệnh nhi ở TPHCM.
Trong số các kỹ thuật ghép tạng thì ghép phổi vẫn là thách thức lớn nhất với y học vì đây là kỹ thuật ghép tạng rất phức tạp. Tuy nhiên, lần đầu tiên, Việt Nam đã thành công ca ghép phổi lấy từ người cho chết não...