Chống cực đoan hóa

Tính tới cuối năm ngoái, trong tổng số hơn 5.000 thanh niên châu Âu tới Syria tham gia thánh chiến. Trong đó, 1/3 số lượng là tầm 30 tuổi; 17% là nữ và có cả một vài em thậm chí mới 14 tuổi.
Khủng bố của Tổ chức Nhà nước hồi giáo (IS) tự xưng, nổi ám ảnh của nhiều quốc gia
Khủng bố của Tổ chức Nhà nước hồi giáo (IS) tự xưng, nổi ám ảnh của nhiều quốc gia

Quentin, chàng trai trẻ có tính cách khá hòa nhã, thay vì trở thành một nhà hoạt động môi trường như từng mơ ước đã tự nguyện sang chiến đấu cho Tổ chức Nhà nước hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria trong sự ngạc nhiên của bao người. Tháng 1 năm 2016, Quentin chết và hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân. Hay như Léa, cô con gái 18 tuổi vui vẻ yêu đời của ông Baptise cũng bỏ nhà sang Syria tham gia thánh chiến. Bà Veronique Roy, mẹ Quentin và ông Baptise đều cho rằng một bi kịch như vậy có thể xảy ra trong bất kỳ gia đình nào và bố mẹ cũng là những nạn nhân.

Tính tới cuối năm ngoái, trong tổng số hơn 5.000 thanh niên châu Âu tới Syria tham gia thánh chiến, Pháp có khoảng 700 người, Anh khoảng 750 người, Đức khoảng 900 người, Bỉ có hơn 450 người. Trong đó, 1/3 số lượng là tầm 30 tuổi; 17% là nữ và có cả một vài em thậm chí mới 14 tuổi.

Vấn đề chống cực đoan hóa luôn nóng. Kết hợp với các tổ chức truyền thông và mạng xã hội, chương trình chống cực đoan hóa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương, các liên vùng và cả giữa các quốc gia liên châu Âu. OCAD - tổ chức phối hợp chống khủng bố của Bỉ đã cảnh báo về sự phát triển cực đoan hóa ở Bỉ, nhấn mạnh mối nguy hại từ các bài giảng được các lãnh tụ Hồi giáo cực đoan tuyên truyền tại các đền thờ Hồi giáo ở Brussels, Antwerp, Mechelen. Chương trình chống cực đoan hóa của chính phủ Bỉ nhằm vào 3 điểm mấu chốt: phòng ngừa, nhận thức và phát hiện sớm. Quốc hội Bỉ đã thành lập một ủy ban gồm 30 ủy viên chuyên đánh giá các sáng kiến và biện pháp phòng ngừa và đấu tranh chống cực đoan hóa khắp nơi như: khu vực trường học, hội thanh thiếu niên, các trung tâm thể thao, các tổ chức phúc lợi xã hội, sức khỏe và việc làm...

Bộ Nội vụ Pháp cũng có một chương trình tương tự nhằm chống cực đoan hóa, đồng thời ngăn chặn các kênh tuyên truyền tuyển dụng của IS, đồng thời đầu tư mạnh hơn cho lực lượng cảnh sát điều tra, các chuyên gia chống cực đoan hóa, và các đường dây nóng chống cực đoan. Bên cạnh đó, Pháp còn bổ sung một số điểm của Luật 21/12/12, xét xử những công dân Pháp tham gia vào hệ thống khủng bố, dù ở Pháp hay ở nước ngoài. Các bậc cha mẹ như bà Veronique và ông Baptise tìm đến tham gia chương trình chống cực đoan hóa, kể lại những gì gia đình họ đã phải trải qua, nguyên nhân và cách thức mà con cái hay người thân họ đã bị lôi kéo bởi bọn khủng bố như thế nào…

Trước đó, từ tháng 5-2016, Bỉ và Pháp đã ký một tuyên bố chung về hợp tác chống cực đoan hóa trong giới trẻ. Trong bản tuyên bố, các bộ trưởng hai bên cam kết tăng cường phối hợp toàn diện để ngăn chặn tư tưởng cực đoan hồi giáo, dựa trên việc nâng cao kiến thức, tăng cường các đường dây tư vấn thanh thiếu niên... “Chúng ta cần khuyến khích giới trẻ tham gia các hoạt động cộng đồng trong môi trường sống của họ. Với sự dẫn dắt của các chuyên gia, chúng tôi giúp họ phát triển các bản sắc tích cực. Bằng cách này, giới trẻ hòa nhập vào các sinh hoạt của địa phương, nhờ đó giúp giảm thiểu xu hướng cực đoan hóa” - ông Sven Gatz, Bộ trưởng Các vấn đề giới trẻ thuộc Chính phủ Bỉ nói. Năm 2016, các đường dây nóng ở Bỉ và Pháp đã nhận được hơn 5.000 báo cáo về các dấu hiệu cực đoan, nhờ đó đã ngăn chặn và giúp khá nhiều thanh thiếu niên thoát khỏi cực đoan hóa cũng như mạng lưới tuyển dụng nguy hiểm của bọn khủng bố.

Tin cùng chuyên mục