“Cơ hội duy nhất” để bảo vệ môi trường

Ngày 16-9, cả thế giới kỷ niệm 16 năm Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone. Chủ đề năm nay là “Loại trừ các chất HCFC – Cơ hội duy nhất”. Trước đó, phiên trù bị Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu lần thứ 17 (COP 17) hôm 14-9 đã nhấn mạnh những nhiệm vụ quan trọng mà mỗi quốc gia cần thực hiện để góp phần gìn giữ sự sống trên Trái đất.
“Cơ hội duy nhất” để bảo vệ môi trường

Ngày 16-9, cả thế giới kỷ niệm 16 năm Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone. Chủ đề năm nay là “Loại trừ các chất HCFC – Cơ hội duy nhất”. Trước đó, phiên trù bị Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu lần thứ 17 (COP 17) hôm 14-9 đã nhấn mạnh những nhiệm vụ quan trọng mà mỗi quốc gia cần thực hiện để góp phần gìn giữ sự sống trên Trái đất.

  • Nhiều chất độc hại

Cùng với các hợp chất carbon của clo và flo (CFC), HCFC là một trong những chất được sử dụng trong công nghệ làm lạnh, gây hủy hoại tầng ozone. Vì thế, việc sử dụng các thiết bị hiện đại như máy điều hòa, tủ lạnh sử dụng nhiều hợp chất trên cần được dùng một cách thông minh và có tính toán.

Nghị định thư Montreal quy định nghĩa vụ loại trừ hoàn toàn sản xuất và sử dụng các chất làm suy yếu tầng ozone bao gồm: chất CFC, halon, CTC, HCFC và methyl bromide, trong đó các chất CFC, halon và CTC được loại trừ hoàn toàn từ 1-1-2010 và các chất HCFC sẽ được loại trừ hoàn toàn vào năm 2040.

Mỗi năm, có 66.000 người chết vì ung thư da, hậu quả từ tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím quá nhiều.

Mỗi năm, có 66.000 người chết vì ung thư da, hậu quả từ tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím quá nhiều.

Trong những báo cáo gần đây, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã cho thấy những lỗ thủng lớn của tầng ozone ở cả Nam cực và Bắc cực. Nhờ đó, các tia cực tím “tự do” tấn công môi trường sống, gây nên căn bệnh ung thư da, gây hại đến hệ sinh thái và các sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu của con người.

Theo trang mạng Go-green, mỗi năm, trên thế giới có 130.000 ca bệnh được phát hiện có liên quan đến các khối u ác tính và 66.000 người qua đời vì ung thư da. Bệnh này bùng phát ở mọi quốc gia nhưng phần lớn đều chưa có biện pháp và kế hoạch thống nhất để đối phó.

Ngoài những ảnh hưởng tiêu cực trên, lỗ hổng tầng ozone cũng là một trong những nguyên nhân góp phần dẫn đến biến đổi khí hậu. Tại Hội nghị Biến đổi khí hậu tổ chức tại Melbourne, Australia, báo cáo của các nhà khoa học thuộc Đại học Columbia ở New York (Mỹ) chỉ ra, lỗ hổng tầng ozone tại Nam cực đã làm thay đổi gió và lượng mưa trên toàn Nam bán cầu, kể cả những vùng có khí hậu nhiệt đới, gây tác động mạnh mẽ tại Australia.
24 giờ lắng đọng

Cùng thời điểm, cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore trong 2 ngày 14 và 15-9 đã phát động chiến dịch “24 hours of reality” (24 giờ thực tế) gồm 24 tập phim ứng theo các quốc gia ở 24 múi giờ trên toàn cầu. Các tập phim được dịch sang 13 thứ tiếng, mỗi tập kéo dài 1 giờ đồng hồ đề cập đến thực trạng biến đổi khí hậu ở từng khu vực thông qua những quốc gia đại diện.

Chương trình được thực hiện thông qua Dự án Thực tế khí hậu mà Al Gore là người sáng lập. Phim cung cấp những hình ảnh chân thật, mang đến cho người xem cái nhìn bao quát về những gì đang diễn ra với môi trường như cháy rừng ở Mỹ, mực nước biển dâng cao ở Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ thiếu nước ngọt sử dụng…

Phim cũng đưa ra những dữ liệu cho thấy nỗ lực đấu tranh của các nhà khoa học trước những dự án, kế hoạch có thể gây hại cho môi trường. Bên cạnh đó là hình ảnh của các chính trị gia với lời cam kết mạnh mẽ hành động vì biến đổi khí hậu, song song là việc làm cụ thể và kết quả cụ thể mà họ đạt được.

- Mục tiêu chính của Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu lần thứ 17 (COP 17) sẽ diễn ra tại Durban (Nam Phi) vào cuối năm nay vẫn là việc cắt giảm khí thải, hạn chế sự nóng lên của khí hậu toàn cầu. Bảo đảm an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp được nhấn mạnh làm trọng tâm.

- Bạn đọc có thể xem các tập phim thuộc chương trình “24 hours of reality” cùng nhiều tập phim khác về môi trường qua địa chỉ http://climaterealityproject.org/video/.

NHƯ QUỲNH

Tin cùng chuyên mục