Chỉ trong 2 phiên giao dịch ngày 5 và 6-2-2018, VN-Index mất gần 100 điểm, có thời điểm giảm đến gần 120 điểm.Điều này khiến nhiều nhà đầu tư nghĩ đến cú rơi lịch sử 10 năm trước.
2 phiên mất gần 14 tỷ USD
Sau khi VN-Index rơi thẳng đứng, mất gần 57 điểm và vốn hóa thị trường “bốc hơi” 185.000 tỷ đồng, tương đương 8 tỷ USD trong hôm trước, cùng với hiệu ứng từ TTCK toàn cầu lao dốc, TTCK Việt Nam trong phiên giao dịch sáng ngày 6-2 tiếp tục rơi vào tình trạng trắng bên mua. Thị trường chỉ trong 15 phút đầu tiếp tục chứng kiến thêm một cú rơi kỷ lục thêm hơn 60 điểm chỉ trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 6-2. Hàng loạt mã cổ phiếu (CP) blue-chips, ngân hàng, bất động sản, dầu khí, chứng khoán nằm sàn, bảng điện tử chỉ còn sắc đỏ và xanh mắt mèo trong suốt phiên giao dịch sáng với rổ CP trong nhóm VN30-Index có đến 15 mã CP giảm sàn. VN-Index trong sáng ngày 6-2 rơi sát 987 điểm. Đây là mức giảm kỷ lục của TTCK Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây. Đến cuối phiên giao dịch, mặc dù thị trường vẫn còn nhiều mã CP giảm sàn nhưng lực bắt đáy đã vào thị trường nên chỉ số thu hẹp đà giảm và trụ được ở mốc 1.000 điểm. Kết thúc phiên giao dịch ngày 6-2, VN-Index giảm 37,11 điểm (3,54%), còn 1.011,6 điểm với đến 262 mã CP giảm giá, 45 mã CP tăng giá và 48 mã CP đứng giá. Với mức giảm điểm này, vốn hóa TTCK Việt Nam tiếp tục mất hơn hơn 132.000 tỷ đồng, tương ứng 5,8 tỷ USD. Như vậy, chỉ trong 2 phiên giao dịch đầu tuần, vốn hóa TTCK Việt Nam đã “bốc hơi” gần 14 tỷ USD.
Nhiều ý kiến lo ngại lịch sử sẽ lặp lại khi VN-Index đạt đỉnh 1.170 điểm vào năm 2007 và giảm mạnh xuống còn 200 điểm sau đó. Các chuyên gia cho rằng, sẽ khó lặp lại việc VN-Index bị điều chỉnh mạnh như 10 năm trước mà VN-Index chỉ chịu áp lực điều chỉnh khi TTCK Việt Nam đã tăng “nóng” vì đã tiệm cận đỉnh lịch sử năm 2007.
Chứng khoán vẫn sáng
Đánh giá về thị trường sau 2 phiên giảm điểm kỷ lục, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng, lý do giảm điểm trong 2 phiên vừa qua ngoài bị ảnh hưởng việc giảm điểm của thị trường thế giới thì việc TTCK Việt Nam thời gian qua tăng điểm mạnh, giá các CP vốn hóa lớn lên nhanh hơn so với hiệu quả kinh doanh, hàng loạt các công ty lớn nhà nước thoái vốn, nhiều nhà đầu tư cá nhân tham gia đấu giá sắp đến ngày nộp tiền và sắp nghỉ tết mọi người muốn thoát danh mục để giảm chi phí margin (vay mua chứng khoán)... Tất cả những yếu tố này đã tác động tiêu cực đến thị trường.
Ông Nguyễn Duy Hưng cũng nhìn nhận, việc giảm giá đã làm nhà đầu tư thiệt hại đáng kể và nhiều ý kiến lo ngại khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, ông Nguyễn Duy Hưng cho rằng, không nên lo ngại đến mức đó. Bởi lẽ, trong một chừng mực nào đó đợt giảm giá cũng có tác động tích cực, giúp nhà đầu tư thận trọng tỉnh táo hơn khi tham gia thị trường, qua đó, thị trường sẽ sớm ổn định trở lại và tăng trưởng có chọn lọc phù hợp với tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. “Thị trường tăng nhanh khi xuất hiện yếu tố ảnh hưởng sẽ xảy ra điều chỉnh sốc là điều không tránh khỏi, tuy nhiên giá giảm là cơ hội để nhà đầu tư lựa chọn cho mình những CP có nền tảng tốt, tránh đầu tư theo phong trào. Nền kinh tế của chúng ta đang tăng trưởng mạnh và bền vững thì chắc chắn không thể xảy ra khủng hoảng nội tại vào thời điểm này, TTCK Việt Nam năm 2018 là năm phát triển tốt!” - ông Nguyễn Duy Hưng nhận định.
Cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển lý giải đơn giản cho việc sụt giảm của thị trường trong 2 phiên giao dịch vừa qua là thị trường phải có đợt điều chỉnh sau khi VN-Index đã tăng mạnh trong năm 2017 và tháng 1-2018 mới mức tăng tổng cộng gần 60%. Do vậy việc thị trường có những phiên điều chỉnh giảm là điều dễ hiểu. Ông Đinh Thế Hiển cho biết, năm 2018 được nhận định TTCK vẫn trong xu thế tăng với nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định và Việt Nam đang thu hút đầu tư nước ngoài. Một yếu tố quan trọng để có niềm tin thị trường sẽ tăng trở lại là khối ngoại vẫn đang trong trạng thái mua ròng, cho dù thị trường đang giảm. Tuy nhiên, theo ông Đinh Thế Hiển, TTCK thời gian qua đã tăng quá mạnh nên khả năng có một đợt điều chỉnh khá sâu trước khi tăng trở lại là rất cao. Bên cạnh đó, thị trường trong giai đoạn tới sẽ có nguồn cung khá cao từ việc Nhà nước phải cổ phần hóa 64 DN và thoái vốn tại 181 DN điều này sẽ làm kiềm hãm sức tăng của thị trường. Cùng với đó, yếu tố quan trọng nhất là khi P/E (hệ số giá trên lợi nhuận trên 1 CP) của thị trường đã gần vượt mức 20 - được xem là ngưỡng của thị trường giá cao, so với mức P/E hợp lý khoảng 15. Trong những năm 2010 - 2015, P/E thị trường đã từng có lúc ở mức 10 - 12, do vậy khả năng giảm sâu vẫn có khả năng xảy ra. Từ đó, ông Đinh Thế Hiển khuyến nghị, các nhà đầu tư cá nhân là nên thoát ra đứng ngoài thị trường một thời gian, chờ thị trường ổn định, trước khi tham gia trở lại. “Thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi xuống trong một giai đoạn, trước khi có sự ổn định trở lại. Những nhà đầu tư tin vào thị trường chỉ điều chỉnh trong ngắn hạn để bắt đáy, hoàn toàn có thể thua lỗ rất lớn trong giai đoạn hiện nay. Bài học Bull Trap (bẫy tăng giá) năm 2008 - khi mà thị trường xuất hiện một số phiên tăng điểm, kéo theo nhiều phiên giảm sâu, khiến nhà đầu tư thua lỗ nặng nề - có thể không xảy ra, nhưng ôn cố tri tân không phải là vô ích” - ông Hiển nhấn mạnh.
Sau khi VN-Index rơi thẳng đứng, mất gần 57 điểm và vốn hóa thị trường “bốc hơi” 185.000 tỷ đồng, tương đương 8 tỷ USD trong hôm trước, cùng với hiệu ứng từ TTCK toàn cầu lao dốc, TTCK Việt Nam trong phiên giao dịch sáng ngày 6-2 tiếp tục rơi vào tình trạng trắng bên mua. Thị trường chỉ trong 15 phút đầu tiếp tục chứng kiến thêm một cú rơi kỷ lục thêm hơn 60 điểm chỉ trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 6-2. Hàng loạt mã cổ phiếu (CP) blue-chips, ngân hàng, bất động sản, dầu khí, chứng khoán nằm sàn, bảng điện tử chỉ còn sắc đỏ và xanh mắt mèo trong suốt phiên giao dịch sáng với rổ CP trong nhóm VN30-Index có đến 15 mã CP giảm sàn. VN-Index trong sáng ngày 6-2 rơi sát 987 điểm. Đây là mức giảm kỷ lục của TTCK Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây. Đến cuối phiên giao dịch, mặc dù thị trường vẫn còn nhiều mã CP giảm sàn nhưng lực bắt đáy đã vào thị trường nên chỉ số thu hẹp đà giảm và trụ được ở mốc 1.000 điểm. Kết thúc phiên giao dịch ngày 6-2, VN-Index giảm 37,11 điểm (3,54%), còn 1.011,6 điểm với đến 262 mã CP giảm giá, 45 mã CP tăng giá và 48 mã CP đứng giá. Với mức giảm điểm này, vốn hóa TTCK Việt Nam tiếp tục mất hơn hơn 132.000 tỷ đồng, tương ứng 5,8 tỷ USD. Như vậy, chỉ trong 2 phiên giao dịch đầu tuần, vốn hóa TTCK Việt Nam đã “bốc hơi” gần 14 tỷ USD.
Nhiều ý kiến lo ngại lịch sử sẽ lặp lại khi VN-Index đạt đỉnh 1.170 điểm vào năm 2007 và giảm mạnh xuống còn 200 điểm sau đó. Các chuyên gia cho rằng, sẽ khó lặp lại việc VN-Index bị điều chỉnh mạnh như 10 năm trước mà VN-Index chỉ chịu áp lực điều chỉnh khi TTCK Việt Nam đã tăng “nóng” vì đã tiệm cận đỉnh lịch sử năm 2007.
Chứng khoán vẫn sáng
Đánh giá về thị trường sau 2 phiên giảm điểm kỷ lục, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng, lý do giảm điểm trong 2 phiên vừa qua ngoài bị ảnh hưởng việc giảm điểm của thị trường thế giới thì việc TTCK Việt Nam thời gian qua tăng điểm mạnh, giá các CP vốn hóa lớn lên nhanh hơn so với hiệu quả kinh doanh, hàng loạt các công ty lớn nhà nước thoái vốn, nhiều nhà đầu tư cá nhân tham gia đấu giá sắp đến ngày nộp tiền và sắp nghỉ tết mọi người muốn thoát danh mục để giảm chi phí margin (vay mua chứng khoán)... Tất cả những yếu tố này đã tác động tiêu cực đến thị trường.
Ông Nguyễn Duy Hưng cũng nhìn nhận, việc giảm giá đã làm nhà đầu tư thiệt hại đáng kể và nhiều ý kiến lo ngại khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, ông Nguyễn Duy Hưng cho rằng, không nên lo ngại đến mức đó. Bởi lẽ, trong một chừng mực nào đó đợt giảm giá cũng có tác động tích cực, giúp nhà đầu tư thận trọng tỉnh táo hơn khi tham gia thị trường, qua đó, thị trường sẽ sớm ổn định trở lại và tăng trưởng có chọn lọc phù hợp với tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. “Thị trường tăng nhanh khi xuất hiện yếu tố ảnh hưởng sẽ xảy ra điều chỉnh sốc là điều không tránh khỏi, tuy nhiên giá giảm là cơ hội để nhà đầu tư lựa chọn cho mình những CP có nền tảng tốt, tránh đầu tư theo phong trào. Nền kinh tế của chúng ta đang tăng trưởng mạnh và bền vững thì chắc chắn không thể xảy ra khủng hoảng nội tại vào thời điểm này, TTCK Việt Nam năm 2018 là năm phát triển tốt!” - ông Nguyễn Duy Hưng nhận định.
Cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển lý giải đơn giản cho việc sụt giảm của thị trường trong 2 phiên giao dịch vừa qua là thị trường phải có đợt điều chỉnh sau khi VN-Index đã tăng mạnh trong năm 2017 và tháng 1-2018 mới mức tăng tổng cộng gần 60%. Do vậy việc thị trường có những phiên điều chỉnh giảm là điều dễ hiểu. Ông Đinh Thế Hiển cho biết, năm 2018 được nhận định TTCK vẫn trong xu thế tăng với nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định và Việt Nam đang thu hút đầu tư nước ngoài. Một yếu tố quan trọng để có niềm tin thị trường sẽ tăng trở lại là khối ngoại vẫn đang trong trạng thái mua ròng, cho dù thị trường đang giảm. Tuy nhiên, theo ông Đinh Thế Hiển, TTCK thời gian qua đã tăng quá mạnh nên khả năng có một đợt điều chỉnh khá sâu trước khi tăng trở lại là rất cao. Bên cạnh đó, thị trường trong giai đoạn tới sẽ có nguồn cung khá cao từ việc Nhà nước phải cổ phần hóa 64 DN và thoái vốn tại 181 DN điều này sẽ làm kiềm hãm sức tăng của thị trường. Cùng với đó, yếu tố quan trọng nhất là khi P/E (hệ số giá trên lợi nhuận trên 1 CP) của thị trường đã gần vượt mức 20 - được xem là ngưỡng của thị trường giá cao, so với mức P/E hợp lý khoảng 15. Trong những năm 2010 - 2015, P/E thị trường đã từng có lúc ở mức 10 - 12, do vậy khả năng giảm sâu vẫn có khả năng xảy ra. Từ đó, ông Đinh Thế Hiển khuyến nghị, các nhà đầu tư cá nhân là nên thoát ra đứng ngoài thị trường một thời gian, chờ thị trường ổn định, trước khi tham gia trở lại. “Thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi xuống trong một giai đoạn, trước khi có sự ổn định trở lại. Những nhà đầu tư tin vào thị trường chỉ điều chỉnh trong ngắn hạn để bắt đáy, hoàn toàn có thể thua lỗ rất lớn trong giai đoạn hiện nay. Bài học Bull Trap (bẫy tăng giá) năm 2008 - khi mà thị trường xuất hiện một số phiên tăng điểm, kéo theo nhiều phiên giảm sâu, khiến nhà đầu tư thua lỗ nặng nề - có thể không xảy ra, nhưng ôn cố tri tân không phải là vô ích” - ông Hiển nhấn mạnh.