Công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Trung được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì

Năm 2013 là một năm đáng nhớ của Công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Trung (CPC IT). Tại lễ trao giải “Doanh nhân, doanh nghiệp văn hóa thời đại Hồ Chí Minh” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam 13-10-2013, CPCIT đã được vinh danh là Doanh nghiệp văn hóa thời đại Hồ Chí Minh. Giám đốc Công ty Trần Dũng cũng được vinh danh doanh nhân văn hóa thời đại Hồ Chí Minh. Đặc biệt ngày 16-1-2014, CPCIT vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì và ông Trần Dũng, Giám đốc CPCIT được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba.
Công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Trung được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì

Năm 2013 là một năm đáng nhớ của Công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Trung (CPC IT). Tại lễ trao giải “Doanh nhân, doanh nghiệp văn hóa thời đại Hồ Chí Minh” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam 13-10-2013, CPCIT đã được vinh danh là Doanh nghiệp văn hóa thời đại Hồ Chí Minh. Giám đốc Công ty Trần Dũng cũng được vinh danh doanh nhân văn hóa thời đại Hồ Chí Minh. Đặc biệt ngày 16-1-2014, CPCIT vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì và ông Trần Dũng, Giám đốc CPCIT được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba.

Ông Trần Dũng, Giám đốc CPCIT (thứ 2 từ trái qua) đón nhận Huân chương Lao động hạng ba tại lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng nhất của EVNCPC.

Ông Trần Dũng, Giám đốc CPCIT (thứ 2 từ trái qua) đón nhận Huân chương Lao động hạng ba tại lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng nhất của EVNCPC.

Là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC), trong những năm gần đây, CPC IT đã nỗ lực phát triển không ngừng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Điểm qua một vài con số như: năm 2006, CPC IT mới đạt doanh thu 4,634 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước gần 613 triệu đồng thì năm 2011, doanh thu đã vọt lên mức 18,209 tỷ đồng, năm 2012 lên 72,036 tỷ đồng. Và đặc biệt trong năm 2013, con số này là 129, 856 tỷ đồng, nộp ngân sách 4,629 tỷ đồng. Đạt được những thành tích này chính là nhờ việc ứng dụng và phát huy tối đa tính năng, lợi ích, cơ sở hạ tầng, thiết bị công nghệ thông tin vào các hoạt động từ SXKD của đơn vị. Bên cạnh đó, tập thể lãnh đạo và CBCNV của công ty đã thực hiện tốt chủ trương hiện đại hóa hệ thống đo đếm phục vụ kinh doanh điện năng; sản xuất công tơ điện tử và các hệ thống thu thập dữ liệu đo đếm từ xa, hướng đến đề án phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam.

Năm 2013, CPCIT đã cử gần 30 lượt cán bộ tham gia các dự án phần mềm tin học lớn của EVN như: Phần mềm quản lý doanh nghiệp - ERP, phần mềm quản lý khách hàng sử dụng điện - CMIS, phần mềm quản lý tài chính kế toán - FMIS, phần mềm quản trị nhân sự - HRMS… Trong các phần mềm này, với phần lõi được xây dựng, phát triển bởi EVN, CPCIT đã phát triển bổ sung, tích hợp, khai thác dữ liệu thống nhất cùng EVN đáp ứng mục tiêu theo định hướng phát triển công nghệ thông tin trong EVN; đồng thời đáp ứng nhu cầu quản lý thực tế tại EVNCPC. Chẳng hạn như với phần mềm CMIS, CPCIT đã xây dựng bổ sung, khai thác các hệ thống phần mềm khác để nâng cao tính quản lý nội bộ, giảm chi phí, tăng chất lượng phục vụ khách hàng sử dụng điện.

Bên cạnh đó, CPCIT còn chủ động xây dựng các phần mềm ứng dụng trong EVNCPC, điển hình như phần mềm văn phòng điện tử, giúp truyền tải những chỉ đạo, thông tin bằng văn bản đến từng thành viên trong EVNCPC, đã tiết kiệm đến 1,5 tỷ đồng chi phí văn phòng phẩm hàng năm. Các phần mềm quản lý khác như xây dựng kế hoạch sản xuất của các đơn vị; quản lý cấp vốn; quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý lưới điện; giám sát mua bán điện năng… Các phần mềm phục vụ khách hàng sử dụng điện thông qua hệ thống; chăm sóc khách hàng qua web, SMS, email…

Đặc biệt, để đáp ứng kịp thời công tác quản lý và cập nhật thông tin cho thị trường điện. CPCIT đã tiến hành nghiên cứu và đưa vào ứng dụng thành công hệ thống thu thập và quản lý dữ liệu đo đếm MDMS. Với hệ thống hoàn chỉnh từ phần mềm, phần cứng và hạ tầng mạng đã tiết kiệm được nguồn chi phí lớn so với thuê chuyên gia nước ngoài thực hiện. Sau khi đưa vào khai thác đã cho thấy sự tiện ích và ưu điểm vượt trội của hệ thống, cho phép giám sát theo dõi thông tin đo đếm, kiểm soát chất lượng điện năng, hỗ trợ công tác giám sát tổn thất, là đầu vào quan trọng cho công tác điều độ và dự báo phụ tải… Hiện nay, ngoài phục vụ cho sản xuất kinh doanh của EVNCPC, Hệ thống này đang được EVN triển khai áp dụng trong toàn tập đoàn.

Các sản phẩm phần mềm tin học do CPCIT xây dựng khá đa dạng, tiện lợi, khi áp dụng trong thực tế đã mang lại nhiều kết quả tích cực, giúp quảng bá hình ảnh của ngành điện, tạo niềm tin cho khách hàng; cung cấp các dịch vụ gia tăng, đem lại doanh thu, góp phần vào sự phát triển của EVNCPC và của ngành điện. Nhiều phần mềm đã góp phần đáng kể trong việc bảo vệ sức khỏe, an toàn cho công nhân trực tiếp thao tác ghi chỉ số công tơ điện. Những hệ thống phần mềm này là một phần trong việc phát triển tích hợp để áp dụng cho hệ thống về lưới điện thông minh về sau.

Đứng trước yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin, điện tử trong kinh doanh điện năng do EVNCPC giao nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ, kỹ sư của CPCIT đã nghiên cứu công nghệ, sản xuất sản phẩm mới với việc triển khai công nghệ đọc chỉ số công tơ từ xa AMR tại các điện lực. Nổi bật là nghiên cứu, sản xuất thành công công tơ điện tử 1 pha tích hợp chức năng đọc chỉ số công tơ bằng sóng vô tuyến DT01P-RF, cấp chính xác 1 theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7589-21:2007 và tiêu chuẩn quốc tế IEC 62053-21:2003. Sản phẩm DT01P-RF đã được Tổng cục Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) phê duyệt mẫu phương tiện đo sản xuất, được Bộ Công thương đưa vào danh mục hàng hóa trong nước sản xuất được. Tiếp đó, từ 9-2012 đến 6-2013, CPCIT đã lần lượt cho ra đời thêm 2 sản phẩm công tơ điện tử 3 pha DT03P-RF và công tơ điện tử 1 pha có dòng 20/80A DT01P80-RF.

Với yêu cầu tăng năng suất và chủ động trong sản xuất, EVNCPC chủ trương đầu tư “Mở rộng dây chuyền sản xuất công tơ điện tử 1 pha RF”, CPCIT hoàn thành đúng tiến độ đã cam kết vào tháng 06.2013, với tổng mức đầu tư gần 22,5 tỷ đồng, mua sắm thêm các trang thiết bị, cải tạo các khu vực chức năng và đầu tư dây chuyền gia công hàn dán linh kiện tự động công nghệ SMT, nâng công suất từ 145.000 công tơ lên 500.000 công tơ/ năm đối với chủng loại công tơ điện tử 1 pha RF. Xưởng sản xuất điện tử hiện nay có thể chủ động hoàn toàn các công đoạn sản xuất, kể cả công đoạn quan trọng nhất của dây chuyền sản xuất công tơ điện tử là khâu gia công hàn linh kiện mạch in. Từ tháng 7-2013 đến 31-9-2013, sản xuất được 158.096 công tơ, tương ứng với công suất bình quân 52.698 công tơ/tháng và hơn 600.000 công tơ/năm, đáp ứng kịp thời yêu cầu tiến độ SXKD của EVNCPC đã giao riêng đối với chủng loại công tơ DT01P-RF. Đến tháng 12-2013, CPCIT đã sản xuất, giao đến các khách hàng 323.296 công tơ điện tử DT01P-RF. Tổng số công tơ đã lắp đặt trên lưới là 548.921 cái, trong đó trên lưới điện EVNCPC quản lý là 546.240 cái, chiếm 1/6 khách hàng sử dụng điện của EVNCPC.

Làm nên những kết quả nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh của CPCIT chính là phong trào đẩy mạnh công tác thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Đội ngũ cán bộ, kỹ sư của CPCIT đã liên tục cho ra đời hàng loạt đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật với giá trị làm lợi lên đến hàng tỷ đồng, áp dụng vào thực tiễn SXKD, được EVNCPC, UBND thành phố Đà Nẵng khen thưởng. Điển hình như sáng kiến công tơ điện tử 3 pha 1 giá tích hợp hệ thống đọc từ xa bằng sóng vô tuyến DT03P-RF làm lợi 12 tỷ đồng, bộ chuyển đổi tín hiệu nạp phần mềm cho điện thoại CDMA 450MHz, làm lợi gần 1,4 tỷ đồng cùng hàng chục sáng kiến khác, mỗi sáng kiến làm lợi đến hàng trăm triệu đồng; đã có 2 cán bộ được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng bằng Lao động sáng tạo. Đặc biệt ngày 16-1-2014, CPCIT vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì và ông Trần Dũng, Giám đốc CPCIT được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba.

SƠN BÌNH (theo cpcit.vn)

Tin cùng chuyên mục