Đơn hàng ít dần
Đã gần 65 năm sau khi cuộc chiến Triều Tiên kết thúc, bom đạn đã ngừng rơi nhưng cuộc chiến vẫn chưa chính thức kết thúc. Các bên vẫn duy trì tình trạng vũ trang dọc theo vĩ tuyến 38 giữa Triều Tiên và Hàn Quốc - nơi những binh sĩ Triều Tiên hàng ngày vẫn nhìn thấy lực lượng Mỹ và Hàn Quốc ở khu vực phi quân sự (DMZ).
Nhóm phóng viên ABC News của Mỹ đã 8 lần đến Triều Tiên trong 12 năm qua, nhưng chuyến đi của họ gần đây sau khi Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân vào ngày 5-9 là chuyến đi khác biệt. Họ muốn khám phá biên giới dài hơn 1.400km giữa Triều Tiên với Trung Quốc. Biên giới này phần lớn chạy dọc theo hai con sông Áp Lục ở phía Nam và Đồ Môn ở phía Bắc. Cả hai dòng sông xuất phát cùng một nguồn từ các ngọn núi nằm rải rác ở biên giới.
Trung Quốc là đồng minh thân cận của Triều Tiên và chưa bao giờ quan hệ hai nước lại lạnh nhạt như hiện nay. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên hiện đang phức tạp. Từng đứng cạnh nhau trong nhiều thập kỷ, nhưng rõ ràng là mối quan hệ của họ đang thay đổi nhanh chóng - chủ yếu kể từ khi ông Kim Jong-un lên làm lãnh đạo Triều Tiên vào năm 2011.
Trên phương diện kinh tế, thương mại của Triều Tiên với Trung Quốc chiếm 90% tổng thương mại Triều Tiên. Theo nghĩa nào đó, đường biên giới Trung Quốc - Triều Tiên chính là cuộc sống của Triều Tiên. Su Nan, một thương nhân ở biên giới Trung Quốc - Triều Tiên, cách đây ít lâu còn rất bận rộn. Ông dậy từ sáng sớm, liên tục bàn chuyện làm ăn qua điện thoại, thảo luận những hợp đồng trị giá triệu USD, nhưng giờ đây, mọi việc đã khác xưa, theo SCMP. Su làm việc tại Công ty Thương mại Sevsuns Đan Đông. Đây là một công ty xuất nhập khẩu có trụ sở tại Đan Đông, thành phố biên giới Trung Quốc cách Triều Tiên một con sông hẹp. Đường biên dài khiến thúc đẩy mậu dịch qua biên giới phát triển, chỉ riêng Đan Đông đã có tới 600 công ty như của Su. Các doanh nghiệp than phiền đơn hàng bắt đầu ít đi từ năm 2016.
Trong khi hầu hết không tin rằng Trung Quốc sẽ bị tấn công bằng bom hoặc tên lửa từ Triều Tiên, nhưng người dân Trung Quốc tại biên giới Triều Tiên rất quan ngại rằng, nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nếu xung đột bùng nổ ở bán đảo Triều Tiên. Một số người dân ở đây khi được hỏi cũng cho rằng có lẽ do Mỹ đã kích động Triều Tiên bằng các hoạt động quân sự phối hợp giữa Mỹ và Hàn Quốc. Họ chỉ muốn tất cả điều đó phải chấm dứt để ổn định cuộc sống.
Du khách vẫn tới đường biên
Chuyến đi dọc biên giới kéo dài 6 ngày, qua 5 thành phố với đầy vẻ đẹp và những khoảnh khắc bất ngờ. Nhóm phóng viên ABC News bắt đầu ở thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Đây là khu vực tập trung trung tâm thương mại và căn hộ nhộn nhịp, không thể nhầm lẫn ở biên giới Trung Quốc - Triều Tiên. Đây cũng là nơi xe tải và xe lửa đi qua lại thường xuyên. Nơi đây đầy khách du lịch Trung Quốc và khoảng 40.000 công nhân Triều Tiên, những người nhiều năm xa gia đình và học tiếng Hoa để làm việc. Thực tế, ngành kinh doanh duy nhất chưa bị ảnh hưởng là các công ty du lịch Trung Quốc mở tour tới Triều Tiên. Một đại lý của Công ty Du lịch quốc tế Đan Đông Trung Quốc cho biết, họ làm ăn tốt tới nỗi bây giờ ngày nào cũng mở tour sang Triều Tiên.
Đã gần 65 năm sau khi cuộc chiến Triều Tiên kết thúc, bom đạn đã ngừng rơi nhưng cuộc chiến vẫn chưa chính thức kết thúc. Các bên vẫn duy trì tình trạng vũ trang dọc theo vĩ tuyến 38 giữa Triều Tiên và Hàn Quốc - nơi những binh sĩ Triều Tiên hàng ngày vẫn nhìn thấy lực lượng Mỹ và Hàn Quốc ở khu vực phi quân sự (DMZ).
Nhóm phóng viên ABC News của Mỹ đã 8 lần đến Triều Tiên trong 12 năm qua, nhưng chuyến đi của họ gần đây sau khi Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân vào ngày 5-9 là chuyến đi khác biệt. Họ muốn khám phá biên giới dài hơn 1.400km giữa Triều Tiên với Trung Quốc. Biên giới này phần lớn chạy dọc theo hai con sông Áp Lục ở phía Nam và Đồ Môn ở phía Bắc. Cả hai dòng sông xuất phát cùng một nguồn từ các ngọn núi nằm rải rác ở biên giới.
Trung Quốc là đồng minh thân cận của Triều Tiên và chưa bao giờ quan hệ hai nước lại lạnh nhạt như hiện nay. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên hiện đang phức tạp. Từng đứng cạnh nhau trong nhiều thập kỷ, nhưng rõ ràng là mối quan hệ của họ đang thay đổi nhanh chóng - chủ yếu kể từ khi ông Kim Jong-un lên làm lãnh đạo Triều Tiên vào năm 2011.
Trên phương diện kinh tế, thương mại của Triều Tiên với Trung Quốc chiếm 90% tổng thương mại Triều Tiên. Theo nghĩa nào đó, đường biên giới Trung Quốc - Triều Tiên chính là cuộc sống của Triều Tiên. Su Nan, một thương nhân ở biên giới Trung Quốc - Triều Tiên, cách đây ít lâu còn rất bận rộn. Ông dậy từ sáng sớm, liên tục bàn chuyện làm ăn qua điện thoại, thảo luận những hợp đồng trị giá triệu USD, nhưng giờ đây, mọi việc đã khác xưa, theo SCMP. Su làm việc tại Công ty Thương mại Sevsuns Đan Đông. Đây là một công ty xuất nhập khẩu có trụ sở tại Đan Đông, thành phố biên giới Trung Quốc cách Triều Tiên một con sông hẹp. Đường biên dài khiến thúc đẩy mậu dịch qua biên giới phát triển, chỉ riêng Đan Đông đã có tới 600 công ty như của Su. Các doanh nghiệp than phiền đơn hàng bắt đầu ít đi từ năm 2016.
Trong khi hầu hết không tin rằng Trung Quốc sẽ bị tấn công bằng bom hoặc tên lửa từ Triều Tiên, nhưng người dân Trung Quốc tại biên giới Triều Tiên rất quan ngại rằng, nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nếu xung đột bùng nổ ở bán đảo Triều Tiên. Một số người dân ở đây khi được hỏi cũng cho rằng có lẽ do Mỹ đã kích động Triều Tiên bằng các hoạt động quân sự phối hợp giữa Mỹ và Hàn Quốc. Họ chỉ muốn tất cả điều đó phải chấm dứt để ổn định cuộc sống.
Du khách vẫn tới đường biên
Chuyến đi dọc biên giới kéo dài 6 ngày, qua 5 thành phố với đầy vẻ đẹp và những khoảnh khắc bất ngờ. Nhóm phóng viên ABC News bắt đầu ở thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Đây là khu vực tập trung trung tâm thương mại và căn hộ nhộn nhịp, không thể nhầm lẫn ở biên giới Trung Quốc - Triều Tiên. Đây cũng là nơi xe tải và xe lửa đi qua lại thường xuyên. Nơi đây đầy khách du lịch Trung Quốc và khoảng 40.000 công nhân Triều Tiên, những người nhiều năm xa gia đình và học tiếng Hoa để làm việc. Thực tế, ngành kinh doanh duy nhất chưa bị ảnh hưởng là các công ty du lịch Trung Quốc mở tour tới Triều Tiên. Một đại lý của Công ty Du lịch quốc tế Đan Đông Trung Quốc cho biết, họ làm ăn tốt tới nỗi bây giờ ngày nào cũng mở tour sang Triều Tiên.
Khách du lịch Trung Quốc trên chiếc thuyền tham quan chụp ảnh một người lính Triều Tiên trong một tháp canh dọc theo sông Áp Lục. Ảnh: ABC News
Thành phố Đan Đông có hơn 800.000 người sinh sống nhưng hầu như không ai hay biết gì về các vụ thử tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên ở cách đó không xa. Nhiều nhóm du khách vẫn vô tư đi dạo dọc bờ sông Áp Lục và những người bán dạo vẫn miệt mài trao cho du khách các xiên que thịt nướng, hải sản dù đã khuya. Ở công viên ven sông Áp Lục, những nhóm người cao tuổi tụ tập chơi nhạc Trung Hoa cổ truyền hoặc khiêu vũ. Một phụ nữ nói: “Tôi lo lắng về tình hình” nhưng bà nói thêm: “Tôi không tin rằng sẽ có chiến tranh vì Trung Quốc và Triều Tiên luôn là bạn”.
Không giống như khu vực phi quân sự ở biên giới Hàn Quốc - Triều Tiên, đây không phải là đường biên có giới hạn. Bạn có thể bơi từ bến cảng của thành phố Đan Đông tới Triều Tiên chỉ trong vài phút. Tuy vậy, trước những diễn biến phức tạp của tình hình Triều Tiên, Trung Quốc tăng cường hàng rào an ninh trên toàn tuyến biên giới với Triều Tiên. Nhóm phóng viên ABC News 3 lần bị binh sĩ hoặc cảnh sát Trung Quốc chặn lại hỏi xem giấy tờ và cuối cùng kêu gọi rời khỏi khu vực và trở về Bắc Kinh. Khu vực biên giới Trung Quốc - Triều Tiên cũng gần các địa điểm thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên. Tại thị xã Diên Cát thuộc châu tự trị Diên Biên, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc giáp giới với Triều Tiên, nơi đây có rất nhiều người Triều Tiên sinh sống. Một nhân viên bảo vệ trường trung học ở đây nói với nhóm phóng viên về việc trường học của ông được sơ tán sau khi ông và các sinh viên cảm thấy mặt đất rung chuyển. Trong những năm gần đây, có nhiều mậu dịch viên Triều Tiên làm việc ở vùng biên giới, do công việc căng thẳng và trả lương thấp nên đã gây ra các vụ án giết người cướp của sau đó đào thoát sang Trung Quốc.