Dân số Việt Nam đạt 90 triệu người: Cơ hội lớn - thách thức nhiều

Dân số Việt Nam đạt 90 triệu người là một cốc mốc rất quan trọng và ý nghĩa trong lịch sử phát triển nhân khẩu học, cũng như tiến trình phát triển lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, với 90 triệu người cũng đặt ra cho chúng ta những cơ hội lớn và thách thức không nhỏ đối với sự bền vững của đất nước kể cả quy mô, cơ cấu, chất lượng, phân bố dân cư cũng như quản lý dân cư… Đây là nhận định của TS Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) nhân sự kiện dân số Việt Nam đạt 90 triệu người.* Phóng viên:
Dân số Việt Nam đạt 90 triệu người: Cơ hội lớn - thách thức nhiều

Dân số Việt Nam đạt 90 triệu người là một cốc mốc rất quan trọng và ý nghĩa trong lịch sử phát triển nhân khẩu học, cũng như tiến trình phát triển lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, với 90 triệu người cũng đặt ra cho chúng ta những cơ hội lớn và thách thức không nhỏ đối với sự bền vững của đất nước kể cả quy mô, cơ cấu, chất lượng, phân bố dân cư cũng như quản lý dân cư… Đây là nhận định của TS Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) nhân sự kiện dân số Việt Nam đạt 90 triệu người.

* Phóng viên:
Theo những dự báo khoa học trước đây, đáng lẽ năm 2002 dân số Việt Nam đạt 90 triệu người, nhưng thực tế con số này đã được kéo lùi tới thời điểm ngày 1-11-2013. Vì sao vậy, thưa ông?

* TS DƯƠNG QUỐC TRỌNG:
Vào năm 1989, các nhà khoa học dự báo vào năm 2002 dân số Việt Nam sẽ đạt 90 triệu dân và 105 triệu người vào năm 2010. Dự báo trên được đưa ra được dựa trên mức sinh thực tế lúc đó của Việt Nam là rất cao. Trong giai đoạn năm 1989-1999, bình quân mỗi năm, dân số nước ta tăng 1,2 triệu người. Năm 1989, dân số Việt Nam hơn dân số Philippines 6 triệu người. Trước dự báo trên, trong hơn 20 năm qua, ngành DS-KHHGĐ đã tập trung chủ yếu vào mục tiêu lớn nhất là làm giảm mức sinh vì thế nên phải tới ngày 1-11-2013 vừa qua, dân số nước ta mới đạt 90 triệu người.

Trong hơn 20 năm qua, chúng ta đã tránh sinh được 20,8 - 21 triệu trường hợp. Ta hình dung đất nước ta không phải 90 triệu mà là hơn 110 triệu người thì chắc rằng sẽ quá tải trong mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội. Giảm sinh đây chính là thành quả rất lớn từ chương trình DS-KHHGĐ và điều này sẽ góp phần thực hiện thành công mục tiêu chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản mà Chính phủ đặt ra đến năm 2015 quy mô dân số không vượt quá 93 triệu người và 98 triệu người vào năm 2020.

TS Dương Quốc Trọng.

TS Dương Quốc Trọng.

* Thưa ông, con số 90 triệu người mang lại điều gì cho đất nước và người dân?

* Với dân số lên tới 90 triệu người đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nước lớn trên thế giới về quy mô dân số. Chúng ta đứng hàng thứ 14 trên thế giới về quy mô dân số, đứng hàng thứ 8 ở châu Á và hàng thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, với dân số 90 triệu người không chỉ tạo ra cho chúng ta những cơ hội rất lớn mà thách thức cũng không nhỏ đối với sự bền vững của đất nước kể cả quy mô, cơ cấu, chất lượng, phân bố dân cư cũng như quản lý dân cư.

Chúng ta có một lực lượng lao động rất lớn, đây là tiềm lực kinh tế nhưng vấn đề để đáp ứng được công ăn việc làm cho số lượng người lao động khổng lồ này cũng là một câu hỏi lớn. Hơn nữa, chúng ta dù đang ở thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” nhưng đã bắt đầu bước vào giai đoạn già hóa dân số, với tỷ lệ người cao tuổi đã tăng nhanh.

Cùng với đó, chất lượng dân số, các chỉ số về sức khỏe người dân vẫn còn hạn chế so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực. Đáng lo hơn là dù mức sinh của chúng ta đã giảm mạnh nhưng tỷ số giới tính khi sinh lại tăng dẫn tới tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh khá lớn.

* “Cơ cấu dân số vàng” chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong lịch sử của mỗi quốc gia. Vậy chúng ta cần phải làm gì tận dụng được thời cơ này thưa ông?

* “Cơ cấu dân số vàng” là cứ hai người trong độ tuổi lao động từ 15 - 64 tuổi mới có một người hoặc ít hơn một người ở độ tuổi phụ thuộc. Với dân số như hiện nay, chúng ta đang có một nguồn nhân lực khổng lồ khoảng 62 triệu người trong độ tuổi lao động. Hơn nữa, mỗi năm Việt Nam có thêm khoảng 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong lịch sử của mỗi quốc gia và chỉ kéo dài 30-35 năm hoặc lâu hơn nếu chúng ta biết điều chỉnh hợp lý.

Vì thế trong thời gian tới để tận dụng cơ hội của “cơ cấu dân số vàng” mang lại cho đất nước, chúng ta cần điều chỉnh mức sinh sao cho hợp lý nhằm kéo dài thời gian “dân số vàng”, làm chậm quá trình già hóa dân số. Tiếp đó cần có các giải pháp chính sách tận dụng nguồn lao động dồi dào bằng việc tạo công ăn việc làm trong và ngoài nước cho lực lượng này, làm sao để mọi công dân trong độ tuổi lao động đều có việc làm. Cùng với đó, đòi hòi chúng ta cần tập trung vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc tăng cường giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ để biến “vàng” này thành vàng thực sự cả số lượng lẫn chất lượng nhằm xây dựng và phát triển đất nước, cũng như tạo sức cạnh tranh với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới để Việt Nam có thể cất cánh bay lên, sánh vai các cường quốc trong thời gian ngắn nhất.

* Theo ông trong thời gian tới, chúng ta sẽ điều chỉnh mức sinh hợp lý theo chiều hướng nào ?

* Hiện nay, dân số Việt Nam đạt dưới mức sinh thay thế (1 phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ chỉ có 2 con). Do đó, trong thời gian tới, chúng ta sẽ tiếp tục cố gắng duy trì ở mức 2 con để trong tương lai nước ta vẫn sẽ đảm bảo một cơ cấu dân số phù hợp nhất. Hơn nữa, Việt Nam cũng đã bước vào giai đoạn “già hóa dân số” và dự báo thời gian chuyển sang giai đoạn “dân số già” của nước ta thuộc hàng ngắn nhất thế giới trong khi cả xã hội chưa hẳn đã kịp thích ứng với sự biến đổi nhân khẩu học nhanh chóng này.

Do đó, nhiệm vụ quan trọng tới đây là chúng ta cần duy trì cho được mức sinh hợp lý như hiện nay để có thể kéo dài “cơ hội dân số vàng” cho đất nước phát triển và làm chậm quá trình “già hóa dân số”. Giai đoạn trước đây, vì mức sinh quá cao nên chúng ta phải tập trung giảm sinh càng nhanh, càng nhiều càng tốt, nhưng giai đoạn này thì cần phải duy trì mức sinh thay thế, tức là mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con.

* Xin cảm ơn ông!

MINH KHANG

Tin cùng chuyên mục