Cụ thể, chuyển đổi đất lúa sang trồng các loại rau màu khoảng 64.523ha, trồng cây ăn trái khoảng 12.593ha và nuôi thủy sản hơn 768ha.
Đối với rau màu được nông dân ĐBSCL chuyển đổi nhiều nhất là rau các loại 58.225ha, bắp 8.031ha, dưa hấu 6.953ha… đây là những đối tượng cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, hệ số sử dụng đất tăng lên từ 1,5 - 2,2 lần, tiết kiệm được nước tưới; đặc biệt trồng rau màu các loại đạt doanh thu bình quân khoảng 178 triệu đồng/ha, lợi nhuận cao hơn trồng lúa là 99 triệu đồng/ha.
Đất lúa được chuyển đổi sang trồng cây ăn trái nhiều nhất là mít với 4.728ha, kế đến là xoài 1.470ha, cam xoàn 1.470 ha, thanh long 1.234ha… ước tính trồng cây ăn trái đạt doanh thu trên 607 triệu đồng/ha, lợi nhuận cao hơn trồng lúa là 386 triệu đồng/ha.
Riêng đất được chuyển đổi sang nuôi thủy sản đạt doanh thu khoảng 76 triệu đồng/ha, lợi nhuận cao hơn lúa 13,2 triệu đồng/ha.

Việc chuyển đổi cây trồng và nuôi thủy sản đã nâng hệ số sử dụng đất lên gấp 2 lần và tổng giá trị sản xuất chuyển đổi trên đất lúa năm 2019 đạt khoảng 17.718 tỷ đồng, góp phần đưa lợi nhuận tăng thêm 10.672 tỷ đồng; điều đó cho thấy việc chuyển đổi cây trồng trên đất lúa trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp là hiệu quả và bền vững. Ngoài ra, chuyển đổi cây trồng trên đất lúa đã làm giảm khoảng 50% nhu cầu lượng nước cần tưới cho sản xuất lúa và giảm đáng kể chi phí xăng dầu bơm tưới, khấu hao máy móc thiết bị, công lao động…

Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Bà Huỳnh Thị Kim Xuyến giữ chức Phó Chủ tịch Hội Nông dân TPHCM
-
Bưởi Đồng Nai được người dân TPHCM “giải cứu”
-
Sâu đầu đen tấn công vườn dừa ở Bến Tre
-
Chọn con giống tốt giảm thiểu rủi ro từ đơn vị lâu năm
-
Đầu năm, ngư dân miền Trung trúng mùa cá cơm
-
Từ hôm nay 25-2, tình trạng xâm nhập mặn tại ĐBSCL vào đợt cao điểm
-
Quảng Ngãi: Hàng trăm tàu cá không thể ra khơi vì luồng lạch bị bồi lấp
-
ĐBSCL: Đẩy mạnh xuất khẩu tôm
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đánh bắt thủy sản trái phép còn diễn biến phức tạp
-
Hà Tĩnh: Hơn 500 con gia súc bị nhiễm bệnh viêm da nổi cục