Ngoài bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Không gian văn hóa Hồ Chí Minh "Bác Hồ với nông dân" còn có nhiều sách, hiện vật gắn liền cuộc đời Bác. Không chỉ vậy, nơi đây được trồng nhiều cây xanh, hoa để tạo nét đẹp hiền hòa, xanh mát, thu hút người dân đến tham quan, học tập.
Năm 2023, ngành nông nghiệp TPHCM tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất giống cây, giống con chất lượng và năng suất cao, đưa TPHCM trở thành trung tâm giống cây, giống con của khu vực.
Sáng nay 13-1, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới dự và chỉ đạo hội nghị.
Với lợi thế vùng trung du, miền núi tỉnh Bình Định, huyện Hoài Ân đang tập trung phát triển thế mạnh của mình, trong đó có ngành mũi nhọn nông nghiệp. Hiện, địa phương đang nỗ lực xây dựng lên một “thủ phủ” nông nghiệp theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao; từng bước đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường các chuỗi liên kết nhằm nâng cao giá trị, mở rộng thị trường để tạo nguồn thu bền vững.
Arief Witjaksono luôn nhớ như in cảm xúc phấn khích khi một số người bạn rủ anh làm trang trại nuôi gà vào năm 2018. Họ đều nhận định thịt gà là món ăn được ưa thích tại Indonesia. Với lượng khách hàng tiềm năng lên đến hàng triệu người, triển vọng làm trang trại gà rất sáng sủa…
Hiện nay, tỉnh Hà Tĩnh có hơn 7.714ha diện tích trồng cam, trong đó, diện tích cây cam được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP là 1.997ha. Năng suất vụ cam năm 2022 ước đạt 10 - 12 tấn/ha với tổng sản lượng gần 65.000 tấn.
Đài Truyền hình Nhật Bản (NHK) vừa thực hiện chương trình về các nghiên cứu phế phẩm nông nghiệp cho mục đích y khoa, hướng đến một nền nông nghiệp thông minh và bền vững của nghiên cứu sinh Việt Nam tại Nhật Bản.
Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông đã trực tiếp đối thoại để hỗ trợ nông dân, HTX liên kết, hợp tác, phát triển nông nghiệp sinh thái, nâng cao chất lượng, giá trị nông sản, đáp ứng thị trường tiêu thụ.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa, diễn đàn nhằm giải quyết hai bài toán khó về những đổi mới trong nông nghiệp và trọng tâm quốc gia về hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho biết, ngành nông nghiệp đang nỗ lực chuyển đổi để hướng tới phát triển một nền nông nghiệp sinh thái, trung hòa carbon.
Thị trường Trung Quốc luôn có nhu cầu rất lớn về các mặt hàng nông sản của Việt Nam nhưng đòi hỏi phải đảm bảo an toàn, sạch bệnh, đồng thời phải có hồ sơ lai lịch và được cơ quan nhập khẩu quản lý, có thể truy xuất khi cần… Làm thế nào để đáp ứng được những yêu cầu mới về nhập khẩu của Trung Quốc?
Thực hiện theo Lệnh 248 và 249 của Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu nông sản - thực phẩm vào thị trường Trung Quốc phải đăng ký và được cấp mã số để theo dõi an toàn thực phẩm. Đến tháng 12, Trung Quốc đã cấp 2.426 mã sản phẩm cho các doanh nghiệp Việt Nam để xuất khẩu vào thị trường này.
Theo các chuyên gia, nông dân đang gặp rất nhiều rủi ro vì phải phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu, vật tư đầu vào nhập khẩu, dẫn đến giá cả, chi phí tăng cao liên tục…
Tây Ninh đã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới bằng cách tập trung vào những tiêu chí mang tính đòn bẩy, đột phá trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo hướng hiện đại, văn minh. Với sự đầu tư căn cơ, bài bản, khoa học, đặc biệt sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân đã đưa bộ mặt vùng nông thôn Tây Ninh khởi sắc, trở thành tỉnh có ngành nông nghiệp phát triển khá của cả nước.
Nhiều địa phương đang có dấu hiệu ồ ạt chuyển đổi sang trồng sầu riêng, thanh long sau khi các sản phẩm này được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT yêu cầu các địa phương kiểm tra, ngăn chặn nguy cơ này.
11 tháng qua, tổng giá trị xuất nhập khẩu của ngành nông nghiệp đạt tới 90,26 tỷ USD với mức xuất siêu gần 8 tỷ USD (tăng gần 48%) nhưng dự báo đang đối mặt với nhiều khó khăn.
Ngày 25-11, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), Cục bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) và Tổ chức CropLife châu Á (CLA) đã đồng chủ trì hội thảo: “Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm, an toàn và hiệu quả, hướng đến hệ thống thực phẩm bền vững”.